TIN MỚI

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Đồ Sơn trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược(5.1955 - 1975)

Đồ Sơn trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược(5.1955 - 1975)

Từ tháng 2-1955, Đồ Sơn là thị xã thuộc tỉnh Kiến An. Lúc này, thị xã chưa thành lập ủy ban mà lập Ban cán sự hành chính gồm một trưởng ban và hai ủy viên. Đồng chí trưởng ban hành chính kiêm trưởng ban cán sự thị ủy. Đồ Sơn lúc này có hai xã và sáu thôn. Các xã có Ủy ban hành chính, mỗi thôn có trưởng thôn. Trong những năm chiến tranh, địch biến Đồ Sơn thành vãnh đai trắng, đồng đất bị bỏ hoảng, đầy giay thép gai, bom mìn. Dân cư nhiều xã bị dồn đuổi đi nơi khác, nay có nguyện vọng trở về quê hương. Từ thực tế đó, ngày 8-7-1955, Ủy ban hành chính khu Tả Ngạn chỉ thị cho tỉnh Kiến An sớm tiến hành đưa nhân dân Đồ Sơn ở Quý Kim hồi cư. Ngày 17-7-1955, Ban cán sự Thị ủy đã họp và bàn thực hiện các nhiệm vụ: tổ chức hồi cư, phát triển tổ đổi công, tăng cường sản xuất, chống lụt. Trong hai tháng 7 và 8-1955, thị xã hoàn thành việc tổ chức cho nhân dân ở Quý Kim hổi cư, tạm chia ruộng đất cho dân để tăng gia sản xuất ngay. Các ngành tài chính, ngân hàng, lượng thược… cho dân vay vốn, thóc giống. Nhân dân các xã Tú Sơn, Hòa Nghĩa…quyên góp giúp đỡ nhân dân Đồ Sơn thóc giống, nông cụ sản xuất. Ban cán sự thị ủy đã lãnh đạo lập 36 tổ khai hoang sản xuất. Xã Ngọc Xuyên đã phá hoang được 69 sào ruộng giao mạ.

Nhà nước cho ngư dân vay tiền đóng thuyền, sắm lưới, quai xăm đáy đánh bắt hải sản. Ngày 16-7-1955, những mẻ xăm đầu tiên đã cho năng xuất cao.

Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Kiến Thụy và chi bộ vã, nhân dân Bàng La sớm khai hoang phục hóa, mở rộng ruộng muối. Nông dân tích cực cầy cấy, đảm bảo vụ mùa thắng lợi.

Công tác đắp đê, phòng chống lụt bão được tiến hành khẩn trương. Ban cán sự thị xã thành lập Ban phòng chống bão lụt. Các xã Vạn Sơn, Ngọc Xuyên, Bàng La lập ban chỉ đạo, vận động nhân dân đắp mới, bồi thúc đê. Từ tháng 8-1955, bão lớn xảy ra liên tiếp do đó việc phòng chống bão lụt ngày càng cấp thiết. Đến ngày 28-8-1955, nhân dân hai xã Vạn Sơn, Ngọc Hải đã đắp xong con đê từ Đông Nẻo đến cống Xăm, đê sông Họng. Nhân dân Bàng La được sự hỗ trợ của huyện cũng tập trung bồi thúc đê biển.

Ngày 26-9-1955, trận bão lớn kèm theo nước dâng đã làm vỡ 12 quãng đê biển ở Đồ Sơn. Nước biển tràn vào tàn pá hoa mầu, ruộng vườn, cuốn trôi nhà cửa, cây quả, thuyền bè, đồ đạc. Ruộng, ô, nề, bể chạt làm muối bị san phẳng. Nhiều người dân bị thiệt mạng. Sau trận bão, làng xóm xơ xác, đời sống nhân dân vô cùng khó khan.

Cán bộ, đảng viên, nhân dân Đồ Sơn gồng mình khắc phục hậu quả bão lụt. Nhà nước, nhân dân toàn tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng dồn sức giúp nhân dân Đồ Sơn về lương thực, quần áo, thuốc men, giống, vốn, nông, ngư cụ, thuyền để khôi phục các ngành kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp. Tinh thần tương thân, tương ái được phát huy trong nội bộ nhân dân giúp nhau đựng lại nhà của, bồi thúc đê điều, cạo mặn, mua sắm thuyền bè ngư cụ để khôi phục sản xuất. Đời sống nhân dân từng bước ổn định.

Tháng 2-1956, diễn ra các cuộc cách mạng ruộng đất ở Đồ Sơn. Sau các bước tiến hành, trên 300 hécta ruộng đất đã được trưng thu, trưng mua chia cho 890 hộ nông dân lao động không có ruộng đất hoặc thiết ruộng. Tô tức, nợ nần của nông dân được xóa bỏ. Như dân được chia khẩu phần xăm, đáy. Sông biển, đồng ruộng do nhân dân lao động làm chủ hoàn toàn. Tuy nhiên, cải cách ruộng đất ở Đồ Sơn cũng phạm phải một số sai lầm như quy sai thành phần giai cấp một số người, khai trừ Đảng không đúng một số đảng viên…gây ra tình trạng không ổn định ở địa phương. Sauk hi Trung ương phát hiện sai lầm và tiến hành sửa sai đạt kết quả tốt. Tình hình địa phương ổn định trở lại.

Năm 1957, Ban cán sự thị ủy đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế. Nông dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, năng suất lúa vụ mùa đạt 80kg/sào. Nghề cá hình thành 3 tập đoàn đẩy mạnh đánh bắt hải sản. kết quả sản xuất của các ngành kinh tế đều đạt cao hơn các năm trước. Đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện.

Các mặt văn hóa-xã hội cũng đạt được những kết quả tích cực. Ngay sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, phong trào bình dân học vụ được phát động. Tháng 9-1955, trường phổ thông cấp I mở của đón con em nhân dân lao động vào học tập. Các xã Bàng La, Vạn Sơn, Ngọc Hải đều có trường cấp I. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh cũng được chú trọng. Phong trào xây dựng nếp sống băn hóa mới được đông đảo nhân dân hưởng ứng, bước đầu đẩy lui các hủ tục, tệ mê tín dị đoan. Phong trào văn nghệ quần chúng góp phần mang lại không khí phấn khởi trong đời sống tinh thần nhân dân.

Những năm 1958-1960, cán bộ, đảng viên, nhân dân Đồ Sơn thực hiện chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng, trọng tâm là quá trình vận động nông dân, diêm dân, ngư dân đi vào con đường làm ăn tập thể, xây dựng các HTX nông nghiệp, nghề muối, nghề cá. Năm 1958, Đồ Sơn chú trọng xây dựng tổ đổi công, tập đoàn sản xuất. Hai năm 1959-1960, việc xây dựng các HTX được đẩy mạnh. Năm 1959, Đồ Sơn thành lập 8 HTX nghề cá. Năm 1960 sát nhập 2 HTX Thắng Lợi và Thành Công vào HTX Quyết Tiến. Số HTX nghề cá còn 6, tổng số 887 hộ, đạt tỷ lệ 96%.

Quá trình xây dựng các HTX nông nghiệp diễn ra phức tạp hơn. Giữa năm 1958, xã Bàng La xây dựng được 2 HTX Đồng Tiến, Quyết Tiến với 97% số hộ nông dân tham gia. Xã Vạn Sơn, tình hình khó khan hơn. Qua nhiều đợt tuyên truyền, vận động, đến cuối năm 1960, Vạn Sơn xây dựng được 5 HTX với 80,3% số hộ nông dân tham gia.Nhân dân làm muối ở Bàng La xây đựng 3 HTX với 95% số hộ diêm dân tham gia. Thời gian này, thị xã tổ chức lấn bãi biển Thái đầu gò giáp Quý Kim được 1000 ha ruộng làm muối giải quyết việc làm cho hàng ngàn người.

Công tác cải tạo tiểu thương ở thị xã cung được tiến hành từ tháng 6-1959 và đến tháng 6-1960 căn bản hoàn thành. 253 hộ buôn bán đã vào các tổ hợp tác tiểu thương. 116 hộ tiểu thương chuyển sang sản xuất thủ công, nông nghiệp. Cuối năm 1960, thị xã có 6 HTX thủ công chế biến mắm, 1 HTX móc ren, 3 tổ ngành may, 4 tổ cắt tóc, 1 tổ chữa xe đạp gò tôn…

Cùng với quá trình cải tạo XHNC, việc thực hiện kế hoạch bước đầu phát triển kinh tế-văn hóa 3 năm 1958-1960 cũng đạt được kết quả nhất định. Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định. Các nghành cá, muối sản lượng đều tăng. Các mặt văn hóa-xã hội có bước phát triển rõ. Các xã Bnagf La , Ngọc Hải, Vạn Sơn đã có trường cấp II. Số học sinh đến trường ngày càng tăng đạt 20% dân số năm học 1959-1960. Đồ Sơn thanh toán xong nạ mù chữ. Phong trào học bổ túc văn hóa đạt kết quả bước đầu. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh được quan tâm hơn.

Qua lãnh đạo, chỉ đạo phong trào, tổ chức Đảng, chính quyền có bước trưởng thành. Cuối năm 1960, Đảng bộ Đồ Sơn có 149 đảng viên, 8 chi bộ. Ủy ban hành chính thị xã được kiện toàn.

Triển khai. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, những năm 1961-1964, Đồ Sơn tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng CNXH ở miền Bắc.Đảng bộ Đồ Sơn và chị bộ Bàng La đề ra nhiều chủ trương, biện pháp thực hiện.

Những năm 1961-1962, Đồ Sơn và Bàng La tiến hành củng cố quan hệ sản xuát mới được thiết lập. Các HTX nộng nghiệp được đưa lên quy mô thôn, bậc cao. Công tác thủy lợi được chú trọng. Các HTX đã nạo vét, mở rộng mương máng chính lấy nước từ xã Hợp Đức về , đào thêm mương lớn và hai mương nhỏ. Một số đoạn đê xung yếu được bồi trúc. Tuy nhiên, do việc củng cố các HTX không phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ, trình độ sản xuất của xã viên nên sản xuất nông nghiệp không phát triển. Một số hộ đã xin ra HTX.

Với chủ trương mở rộng nghề khơi, duy trì nghề lộng, đầu năm 1961, thị ủy tổ chức Đại hội ngư nghiệp tổng kết và đề ra biện pháp đẩy mạnh sản xuất. Tháng 5-1961, các HTX ngư nghiệp bậc thấp được sát nhập, đưa lên bậc cao. Các HTX chú trọng cải tiến thuyền bè, ngư, lưới cụ, tổ chức các chiến dịch bám biển đánh cá dài ngày. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt cá hai năm 1961-1962 có tăng so với các năm trước nhưng không đạt kế hoạch.

Tháng 1-1963, Hải Phòng-Kiến An hợp nhất thành thành phố Hải Phòng. Thị xã Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng.

Những Năm 1963-1965, với sự đầu tư lớn của thành phố, ngành sản xuất muối ở Bàng La có bước phát triển mới. Năm 1963, Nhà nước đầu từ vốn cho huyện Kiến Thụy đắp con đê biển dài 4km từ cống Họng đến thôn Quần Mục xã Đại Hợp và xây cống. Đầu năm 1964, công trình hoàn thành. Thành phố huy động nhân dân các khu phố Ngô Quyền, Hồng Bàng, các xã của Huyện Kiến Thụy đến Bàng La khai hoang mở rộng đồng muối. Nhà nước cấp vốn cho các HTX khai hoang, Ngân hàng Nhà nước cho vay vốn để phát triển sản xuất. Dân số xã Bang La tăng nhanh từ 3000 lên 6000 người, diện tích sản xuất muối tăng từ 40 lên 70 ha. Năng suất sản lượng muối hàng năm tăng khá nhanh.

Đối với sản xuất nông nghiệp, Đảng ủy các xã Van Sơn, Ngọc Xuyên đã chỉ đạo đưa 5 HTX bậc thấp lên thành hai HTX Đại Phong (tỉnh Quảng Ninh). Nhưng do trình độ sản xuất và quản lý yếu nên sản xuất nông nghiệp những năm này không đạt kết quả như mong muốn.

Các HTX nghề cá được trang bị, đóng thêm thuyền 3 vách trọng tải từ 12 đến 14 tấn, 14 ca nô cải tiến trogj tải từ 25 đến 30 tấn và 7 xăm bằng sợi nylon. Nghề lộng, nghề khơi phát triển. Sản lượng đánh bắt hàng năm đều vượt kế hoạch từ 300 đến 500 tấn.

Các mặt văn hóa xã hội có bước phát triển. Giáo dục cấp I, cấp II phát triển hoàn chỉnh, cứ 3,5 người dân có một người đi học. Thị xã hoàn thành kế hoạch bổ túc văn hóa 5 năm. Khu phố, xã nào cũng có hệ thống đài truyền thanh.

Công tác an ninh-quốc phòng được chú trọng ngang với nhiệm vụ sản xuất. Lực lượng công an, dân quân được phát triển, tăng cường luyện tập , phối hợp với bộ đội tuần tra, bảo vệ bờ biển. Công tác phòng gian, bảo mật được nhân dân tự chống địch thâm nhập bằng đường biển được xây đựng, huấn luyện và diễn tập thành thục. Lực lượng bộ đội phòng thủ bờ biển, hải quân được nhân dân giúp đỡ tận tình. Từ đầu năm 1964, từ bến K15 Đồ Sơn, những còn tầu không số của Hải quân nhân dân Việt Nam bí mật xuất phát chở vũ khí, lương thực chi viện cho quân, dân miền Nam, mở ra con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc.

Bị thua đau ở miêm Nam, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, dùng không quân, hải quân ném bom, bắn phá miền Bắc. Ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên cái gọi là sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”. Mỹ cho máy bay đánh phá thị xã Hồng Gai, Quảng Bình… Ngày 26-3-1965, máy bay Mỹ dánh phá đảo Bạch Long Vĩ – vị trí tiền tiêu của thành phố Cảng. Tháng 3-1965, Ban chấp hành Trung ương (khóa III) họp Hội nghị lần thứ 11 quyết định chuyển miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, thực hiện hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Tháng 5-1965. Thành ủy Hải Phòng ra nghị quết lãnh đạo quân, dân thành phố thực hiện nghị quyết Trung ương 11.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy, Ban Chaaos hành Đảng bộ thị xã ra quyết định rõ nhiệm vụ của quân và dân Đồ Sơn. Thị xã thành lập Ban chỉ đạo công tác phòng không sơ tán. Công tác này được triển khai khẩn trương xuống các tiểu khu, đến từng gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học trên địa bàn. Những người trong diện sơ tán được tổ chức sơ tán sang các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Lão. Cán bộ, đảng viên, lực lượng quân ở lại bán trụ sản xuất và sẵn sang phục vụ chiến đấu và chiến đấu. Hệ thống hầm hố phòng tránh bom đạn địch được xây dựng khẩn trương. Tiều khu Ngọc Hải làm nhiều hầm nổi. Các tiểu khu Vạn Sơn, Vạn Hương huy động 3 vạn ngày công xây dựng hệ thống hầm ngầm trong núi. Các HTX Duyên Hải, Quyết Tiến đã sáng tạo nhiều kiểu hầm nổi bằng tre, gỗ trên tàu, thuyền để tránh bom đạn địch khi ra khơi đánh cá. Đến cuối năm 1965, toàn thị xã làm dược 33780 hầm cá loại, đào 17km hào giao thông.

Thực hiện nhiện vụ sẵn sang chiến đấu, lực lượng dân quân, tự vệ được tổ chức lại. Mỗi một tiểu khu có 1 trung đội vừa sản xuất vừa sẵn sang chiến đấu. Thị xã thành lập 1 trung đội thực hiện bắn máy bay địch tầm thấp, xây dựng các trận địa trực chiến ở núi Độc, đồi Vạn Sơn, cồng Họng, đồng mối Bàng La… Phương án phối hợp giữa các lực lượng trên địa bàn được chuẩn bị kỹ nhầm chống địch đổ bộ bằng đường biển và phối hợp bắn máy bay địch. Cùng với trung đoàn 50, công an nhân dân vũ trang, Đảng bộ và nhân dân Đồ Sơn chuẩn bị chu đáo, sẵn sang đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của địch, bảo vệ cửa ngõ quan trọng của thành phố cảng.

Năm 1966, máy bay Mỹ đánh phá trực tiếp địa bàn Đồ Sơn. Ngày 20-3-1966, máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá các đảo đèn Long Châu, hòn Dáu và hệ thống đèn dẫn đường vào Cảng Hải Phòng. Từ tháng 3-1966 đến tháng 6-1966, máy bay Mĩ đã ném bom, bắn rốc két xuống hòn Dáu hàng chục lần . Tự vệ đảo đèn hòn Dáu đã chiến đấu ngoan cường, đánh máy bay địch, giữ vững ánh sáng của ngọn hải đăng dẫn đường tầu ra vào Càng Hải Phòng an toàn.

Năm 1967, máy bay địch đánh phá Hải Phòng, Đồ Sơn ngày càng ác liệt. Ngày 20-4-1967, máy bay địch đánh phá thị xã. Lực lượng phòng không trên địa bàn đánh trả quyết liệt, bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Tên giặc lái nhảy dù xuống đông bắc đảo hoàn Dáu. Bất chấp bom đạn địch. Tự vệ HTX Duyên Hải phối hợp với bộ đội chèo thuyền ra khơi bắt sống giặc lái Mỹ. Chiến công này đã động viên tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân thị xã. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Mỹ đã sử dụng 200 lần chiếc máy bay, nhiều đợt tầu chiến bắn phá 300 trận với 40 quả bom phá, 500 bom bi, 89 quả tên lửa, 1600 quả đạn pháo và rốc két đánh xuống địa bàn thị xã gây nhiều thiệt hại về người va của. Đảng bộ, quân, dân Đồ Sơn đã phối hợp với bộ đội chiên đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, tổ chức khắc phục hậu quả nhanh gọn, vững vàng trước bom đạn địch.

Cùng với chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nhiệm vụ sản xuất cũng được thực hiện tốt. Đảm bảo giữ vững nghề cá được xác định là nhiệm vụ trọng tâm số một. Các đảng bộ Ngọc Hai, Vạn Hương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hai HTX đánh cá Duyên Hải, Quyết Tiến. Mọi hoạt động sản xuất được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với thời chiến. Các tàu thuyền ra khơi đều được trang bị vũ khí vừa bám biển sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển quê hương. Vượt lên bom đạn địch, ngư dân Đồ Sơn đã thực hiện “tay lưới, tay súng”, tìm hiểu quy luật đánh phá của địch, anh dũng bám ngư trường sản xuất. Sản lượng đánh bắt tăng hơn so với những năm trước đó, năm 1967 đạt 3200 tấn, năm 1968 đạt cao nhát 3650 tấn. HTX đánh cá Duyên Hải trở thành đơn vị dẫn đầu toàn miền Bắc về nghề cá hai năm 1967, 1968.

Cùng với nghề cá, nghề muối cũng được duy tri và giữ vững. Đến năm 1968, đã có 455 hộ gồm 2421 nhân khẩu từ các xã Đại Hợp, Đa Phúc, Tú Sơn, Thanh Sơn (Kiến Thụy) đến Bàng La khai hoang sản xuất muối. Diện tích đồng muối tăng từ 70 ha năm 1965 lên 183 ha năm 1967. Năng suất, sản lượng muối hàng năm tăng khá. Năm 1965, sản lượng muối là 5000 tấn, năm 1967 tăng, đạt 10.000 tấn. Đây là năm đạt sản lượng muối cao nhất những năm 60. Các HTX Đại Phong, Đại Thắng là hai đơn vị đạt năng suất muối cao nhất (100 tấn/ha). Sản xuất nông nghiệp bao gồm cây lúa, khoai lang, khoai tây và chăn nuôi lợn cũng được giữ vững như thời kỳ trước chiến tranh phá hoại xảy ra. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải cũng kịp thời chuyển hướng phù hợp với thời chiến. Xưởng cơ khí tập trung sửa chữa tàu thuyền, nông cụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hợp tác xã vận tải thủy Sơn La được trang bị thêm phương tiện, đã vận chuyển hàng vạn tấn hàng phục vụ chiến đấu, sản xuất. Trong hai năm 1967-1968, Hợp tác xã huy động 10 thuyền với 50 lao động chở hàng chi viện cho tuyến lừa khu IV. Trong những năm này, các mặt văn hóa xã hội của Đồ Sơn vẵn được giữ vững. Ngành giáo dục phổ thông đã vượt lên bom đạn địch, duy trì các trường lớp. Com em Đồ Sơn tiếp tục được cắp sách tới trường. Mạng lưới y tế phát triển rộng phục vụ kịp thời việc khám, chữa bênh, phục vụ việc cứu, tải thương kịp thời.

Hướng về miền Nam ruột thịt, Đảng bộ và nhân dân Đồ Sơn từng bước dồn sức chi viện tiền tuyến lơn. Hàng trăn thanh niên Đồ Sơn đã hang hái lên đường vào Nam chiến đấu, đi thanh niên xung phong phục vụ chiến trường. Từ Đồ Sơn, những con tàu không số của Hải quân Việt Nam tiếp tục xuất phát, vượt qua song gió, bom đạn, sử kiểm soát của địch, mang đến các chiến trường niềm Nam lương thực, đạn dược, vũ khi… Với những thành tích trên , Đảng bộ và nhân dân Đồ Sơn đã góp phần xây dựng cùng quân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, cùng với quân dân niềm Nam buộc Mỹ phải đơn phương ngững ném bom, bắn phá miền Bắc và ngồi đàm phán với ta tại Hội nghị Paris bàn về chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Những năm 1969-1971, Đảng bộ và nhân dân Đồ Sơn tâp trung cao vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và ổn định tình hình kinh tế- xã hội. Năm 1969, với những cố gắng, nỗ lực cao, nền nếp sản xuất, sinh hoạt của nhân dân dần ổn định trờ lại. Phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế của các ngành, các giới, các HTX nghê cá, nghề muối, nông nghiệp diễn ra khá sôi nổi. Ngày 2-9-1969. Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta qua đời. Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đảng bộ và nhân dân Đồ Sơn đã dấy lên phong trào thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, sống, chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Hai năm 1970-1971, thông qua thực hiện bà cuộc vận động lớn là lao động sản xuất, phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng Đảng viên , Đảng bộ và nhân dân Đồ Sơn đã thu được những kết quả đáng kể về kinh tế xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh. Phương hướng sản xuất của thị xã hai năm này vẵn lấy hai ngành cá và muối làm chủ yếu, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải một cách đúng mức. Cán bộ, đảng viên nhân dân các tiểu khu dấy lên phong trào thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước với mục tiêu: “Năng suất cao, sản lượng nhiều, chất lượng tốt”. Các HTX nghề cá đã thực hiện phương châm “bám biển dài ngày, tìm cá mà đánh”. Diện tích ao hồ được tận dụng để thả cá, tôm. Sản lương nghề cá hai năm đạt khá cao, trong đó năm 1971 đạt 3300 tấn, vượt mước kế hoạch Nhà nước giao. Các HTX nghề muối tăng cường vật chất lỹ thuật, từng bước đưa năng suất, sản lượng muối lên. Tuy nhiên , do ảnh hưởng củ thời tiết, sản xuất muối hai năm này gặp ảnh hưởng của thời tiết, sản xuất muối hai năm này gặp nhiều khó khan. Sản xuất nông nghiệp được duy trì, nhưng do chỉ đọa vùng sản xuất vội vàng nên hiệu quả đạt được không cao.

­­Công tác thủy lợi và tu sửa công trình du lịch đạt kết quả đáng kể. Phòng thị chính xã đã huy động 70.000 ngày công hoàn thành đoạn kè ven biển vào khu I, xây dựng vườn hoa, cây cảnh làm đẹp bộ mặt thị xã. Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên cũng đạt được những kết quả tích cực.

Công tác quốc phòng – an ninh được biệt được chú trọng. Lực lượng dân quân, tự vệ thị xã đã phối kết hợp chặt chẽ với trung đoàn 50, công an vũ trang tăng cường luyện tập, tuần tra bảo vệ bờ biển, các phương án đánh địch đổ bộ bằng đường biển, các phương án bắn máy bay địch nếu chúng liều lĩnh đánh phá trở lại miền Bắc. Cuối năm 1971, đầu năm 1972, thực hiện sự chỉ đạo của trên, công tác phòng khồn nhân dân, sẵn sàng chiến đấu được thực hiện khẩn trương. Hệ thống hầm hố phòng tránh bom đạn địch được các cơ quan, xí nghiệp, trường học và nhân dân ác tiểu khu thực hiện nghiêm túc. Lực lượng dân quân, tự vệ thị xã và bộ đội, công an vũ trang trên địa bàn chuyển sang chế độ thời chiến, trực chiến sẵn sàng chiến đấu cao.

Đêm 15 rạng sáng ngày 16-4-1972, đế quốc Mỹ huy động một số lượng lớn máy bay, tronmg đó có máy bay ném bom chiến lược B.52 đánh phá với mức độ hủy diệt thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Cùng ngày, 4 tầu chiến Mỹ gồm 1 tuần dương hạm, 3 tàu khu trục tiến vào vùng biển Đồ Sơn. Lọi đụng điểm che khuất hòn Dáu và điểm cao 72, tầu địch dùng pháo cỡ lớn bắn phá khu Ngọc Hải, trung tâm thị xã và khu Bàng La. Cuộc chiến đấu của bộ đội phòng thủ bờ biển cùng dân quân thị xã đánh trả tàu chiến địch diễn ra quyết liệt. Tầu khu trục Del CIG 15 trúng đạn bốc cháy phải tháo chạy, 3 chiếc còn lại phải lùi ra xa. Đây là lần đầu tiên quân dân Đồ Sơn cùng với bộ đội bắn cháy tàu chiến Mỹ.

Ngày 9-5-1972, Tổng thống Mỹ NichSon tuyên bố thả mìn, thủy lôi phòng tỏa các cảng của miền Bắc Việt Nam và tăng cường ném bom với mức độ hủy diệt. Ngay hôm đó, máy bay, tàu chiến Mỹ thả mìn, thủy lôi phong tỏa vùng biển Đồ Sơn, Cát Bà và dọc luồng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng. Riêng khu biển Đồ Sơn, địch thả trên 200 quả mìn và thủy lôi từ khu vực cống Họng đến Bàng La, 4 lần pháo kích lớn với 1790 quả đại bác 130 ly và 155 ly vào trung tâm thị xã, đội 50, Hòn Dáu, các khu Ngọc Hải, Đại Phong, Tiểu Bàng, Đồng Tiến… Bom đạn địch đã giết hịa 23 người và làm bị thương 33 người. Hàng chục ngôi nhà, hàng chục thuyền cùng nhiều cơ sở sản xuất bị phá hủy. Sản xuất cá, muối năm này thật sự khó khan.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân Đồ Sơn đã phát huy lòng yêu nước, ý chí kiên cường, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất và đảm bảo giao thông thông suất trờ thành nhiệm vụ trung tâm, đột xuất số một. Toàn thị xã đã dấy lên phong trào “Rà thủy lôi, thông luồng ra vào cảng và tiếp tục ra khơi đánh cá”. Từ tháng 6 đến tháng 8-1972, chiến dịch rà phá thủy lôi của dân quân, tự vệ thị xã được phát động, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng với tinh thần dũng cảm và sáng tạo. Mặt biển Đồ Sơn cơ bản được giải phóng, tạo điểu kiện cho hơn 400 chiếc tầu, thuyền ra khơi tiếp tục sản xuất. Tự vệ các HTX Duyên Hải, Quyết Tiến vinh dự được Bộ tư lệnh quân khu Tả Ngạn tặng cờ thi đua vũ trang về thành tích rà phá thủy lôi và được thành phố đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công.

Ngày 27-8-1972, vào hổi 22 giờ, địch cho tầu tuần dương News-CA148 và 3 tầu khu trục bắn phá đảo Cát Bà và Đồ Sơn. Bộ đội phòng hủ bờ biển và các khẩu đội pháo của tự vệ thị xã phối hợp với quân dân Cát Bà đánh trả quyết liệt, bắn cháy hai tàu, trong đó có tầu tuần dương hạm CA148.

Với tinh thần vượt lên bom đạn địch và rà phá thủy lôi chống phong tảo thắng lợi, các HTX nghề cá vẫn duy trì sản xuất. Sản xuất muối tiếp tục thu được những kết quả đáng kể. Các xã viên HTX vận tải dũng cảm bám thuyền, vận chuyển hàng hóa vạn tấn hàng phục vụ chiến đấu, sản xuất tại địa phương và hoàn thành nhiệm vụ chi viện tuyến lửa khu bốn. Công tác giáo dục, văn hóa- xã hội và đời sống nhân dân được đảm bảo.

Đương đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa của đế quốc Mỹ, quân và dân Đồ Sơn đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, phối hợp cùng với bộ đội bắn rơi 7 máy bay, bắt sống giặc lái, 2 lần bắn cháy tàu chiến. Lực lượng dân quân, tự vệ thị xã đã rà phá 30 quả thủy lôi, phối hợp với các lược lượng rà phá nhiều quả thủy lôi, phồi hợp với các lực lượng rà phá nhiều quả thủy lôi khác, góp phần xứng đáng vào chiến công đánh bại kẻ thù ngay trên vùng trời, vùng biển quê hương. Với những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc, đặc biệt là sai khi bị quân dân miền Bắc dập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, để quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris cam kết chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (27-1-1973). Những năm 1973-1975, Đảng bộ và nhân dân Đồ Sơn dồn sức khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, chi viện miền Nam, cùng cả nước tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Trong khôi phục kinh tế, thị xã vẫn lấy nghề cá, nghề muối làm trọng tâm, coi trọng nông nghiệp, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp. Các HTX nghề cá củng cố nghề lộng, khôi phục các nghề cổ truyền, từng bước chuyển sang nghề lưới kéo. Các tiểu khu Vạn Hương, Ngọc Hải dã trang bị thêm 20 tàu đánh cá cơ giới. Năm 1974, sản lượng cá thị xã đạt 3640 tấn, vượt so với băn 1971 là năm trước chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Nghê muối mở rộng diện tích và cải tiến phương pháp quản lý, sản xuất. Năm 1974, sản lượng muối đạt 9500 tấn. HTX Đại Phong là đơn vị có nhiều thành tích trong sản xuất muối những năm này.Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải cũng đạt nhiều kết quả trong khôi phục sản xuất.

Với đặc điểm riêng, Đồ Sơn là một khu du lịch lớn của miền Bắc. Vào dịp hè hằng năm, Đồ Sơn đã thu hút hàng vạn lượt khách trong nước và ngoài nước đến an dưỡng, nghỉ mát. Từ năm 1973, thành phố và thị xã đầu tư vốn, lao động, từng bước mở rộng khu du lịch Đồ Sơn. Một số công trình như nhà điều dưỡng, khách sạn được xây dựng để phục vụ khách thập phương. Tại khu du lịch Đồ Sơn trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước cũng đã diễn ra một số cuộc họp của các đồng chí lãnh đạo Đảng , Nhà nước, quân đội ta bàn và đưa ra những quyết định quan trọng như: Các đồng chí Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Quang Huy… làm việc trong quá trình nghiên cứu, dự thảo Nghị quyết Trung ương 15 (khoáII) về đường lỗi cách mạng miền Nam (1959), đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương (khóa III) hợp với các đồng chí Hoàng Văn Thái và Bộ Tổng tham mưu quân đội về xây dựng kế hoạch giải phóng miền Nam theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21(7.1974). Trong những năm này, cùng với quân dân miền Bắc, Đồ Sơn dồn sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Với những thành tích đã đạt được, quân và dân Đồ Sơn đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba.

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0