Đồ sơn trong đấu trang giữ vững chinh quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (8.1945 – 5.1955)
Đồ Sơn trong đấu trang giữ vững chinh quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (8.1945 – 5.1955)
Các hủ tục, tệ nạn xã hội còn tồn tại. Nhân dân hầu hết chưa biết đọc, biết viết. Giữa lúc ấy, ngày 22-9-1945, với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, quân Tưởng kéo vào Hải Phòng và Đồ Sơn. Tại Đồ Sơn quân Tưởng chiếm giữ hầu hết các công sở, biệt thự từ núi Độc đến hòn Dáu. Hàng ngày, binh lính Tưởng vào các làng cướp phá, vơ vét của cải, đưa những yêu sách vô lý với chính quyền cách mạng các cấp. Để vượt qua những thử thách lớn này, chính quyền cách mạng đã lãnh đạo nhân dân ra sức chống giặc “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”, củng cố, giữ vững chính quyền.
Chống và đẩy lùi “giặc đói”, nhân dân Đồ Sơn đã dấy lên phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm. Hàng ngàn cây tre và hàng ngàn công lao động đã được nhân dân đóng góp để bồi thúc những đoạn đê xung yếu, tát nước rử mặn, đào mương máng. Nhiều diện tích đất bãi, ven núi được vỡ hoang đưa vào trồng cây lương thực, rau mầu. Hội Nông đân cứu quốc vận động các gia đình giàu có cho các gia đình nghèo vay thóc giống, mượn nông cụ để sản xuất. Chính quyền cách mạng vận động các gia đình địa chủ thực hiện Thông tư giảm tô 25% của Chính phủ, bán gạo với giá vừa phải cho dân nghèo. Hai nghề làm muối, đánh cá cũng được khôi phục và đẩy mạnh. Sản lượng cá dánh bắt được năm 1946 tăng gấp 3 lần so với các năm trước. Bà con ngư dân đẩy mạnh sản xuất muối. Với những cố gắng đó, nạn đói từng bước được đẩy lùi.
Chống “giặc dốt”, phong trào bình dân học vụ xáo nạn mũ chữ phát triển sôi nổi ở thị xã, các xã, các thôn. Lớp học chữ được mở ở khắp nơi. Nhiều người dân đã biết đọc biết Viết. Cuộc vận động thực hiện đời sống mới đã đẩy lùi các hủ tục, mê tín dị đoan. Các tệ nạn nghiện hút, cờ bạc bị xóa bỏ. Phong trào văn nghệ quần chúng của các đoàn thể cứu quốc mang lại không khí đoàn kết, vui tươi trong đời sống hàng ngày của nhân dân.
Chống “giặc ngoại xâm”, lực lượng vũ trang quần chúng phát triển khá mạng. Từ các đoàn thể cứu quốc, những thanh niên hằng hái, nhiệt tình được lựa chọn bổ sung vào tự vệ. Tỉnh Kiến An cử cán bộ quân sự về tổ chức huấn luyện tại chỗ cho lực lượng tự vệ. Tự vệ vừa sản xuất, vừa tuần tra canh gác bờ biển, mặt sông, bảo vệ trật tự an ninh thôn xóm. Phong trào mua sắm vũ khí sôi nổi. Nhân dân góp tiền của ủng hộ tự vệ mua súng , đạn, rèn dao, kiếm. Chính quyền khu Đồ Hải bán một phần xăm đáy lấy tiền mua vũ trang cho tự vệ. Ngày 23-9-1945, núp sau lung quân Anh, thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, tái chiếm Nam bộ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, thanh niên Đồ Sơn hằng hái tình nguyện ghi tên “Nam tiến”. Một só đồng chí đã lên đường cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến . Hàng ngàn nhân dân đã tham dự các cuộc mít tinh, hội họp, quyên góp tiền mua vũ khí, chăn màn, thuốc men gửi tặng các chiến sỹ và đồng bào Nam bộ. Hàng chục thanh niên Đồ Sơn gia nhập Vệ quốc đoàn.
Góp phần cùng cố, giữ vưng chính quyền cách mạng, nhân dân Đồ Sơn đã nhiệt tình tham gia “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, đóng góp tiền, vàng, bạc ủng hộ Chính Phủ. Tháng 10-1945, ông Dương Tự Nguyện được trên điều về làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời thị xã Đồ Sơn. Cối năm 1945, Thị bộ Việt Minh ra đời, mở rộng tuyên truyền, phát triển các đoàn thể cứu quốc. Khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng và củng cố. Ngày 61111946, 98% cử tri Đồ Sơn bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội kháo I nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) trong không khí từng bừng của ngày hội non sông, ông Dương Tự Nguện, chủ tịch xã đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I. Tháng 4-1946, nhân dân Đồ Sơn nô nức đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân thị xã, các xã.Sau đó, ủy ban hành chính xã, các xã được kiện toàn. Xã Bàng La được thành lập trên cơ sở các xã Bàng Động, Phụ Lỗi, Tiểu Bàng, Trung Lộc. Các xã Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên trở thành các khu phố thuộc thị xã Đô Sơn.
Thực hiện bằng được dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngày 28-2-1946, thực dân Pháp đã ký kết với chính quyền Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Pháp-Hoa. Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế để đổi lấy việc đưa quân ra Bắc bọ thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Thực hiện sách lược “Hòa để tiến”, ta và Pháp đã ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, đồng ý cho quân Pháp thay thế quân Tưởng ở Bắc bộ để đổi nhanh quân Tưởng về nước và có thêm thời gian quy báu chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Ngày 8-3-1946, quân Pháp đổ bộ vảo Hải Phòng. Tại Đồ Sơn, Pháp được phếp sử dụng khu vực dinh tổng Thống sứ đến khách sạn La Poanh (La Pointe). Chúng độc chiếm toàn khu nghỉ mát.
Để đẩy mạnh công tác chuẩn bị kháng chiến, trên cơ sở có một số đồng chí đã được kết nạp Đảng từ đầu năm và giữa năm 1946, Tỉnh ủy Kiến An dã quyết định thành lập chi bộ Đảng tịa thị xã Đồ Sơn. Ngày 20-10-1946, tại nhà ông Nguyễn Xuân Sơn, xóm Đình, khu Đồ Hải diễn ra hội nghị thành lập chio bộ Đảng. Chi bộ có 5 đảng viên là các đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trần Trung Nguyên, Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Quang Tài, Bạc Cẩm Thủy, đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Tỉnh ủy viên Tỉnh Kiến An được chỉ định làm bí thư chi bộ. Chi bộ phân công Đảng viên, hoạt động, xây dựng cở sở trong các ngành nghề, khu phố, thôn, xóm, lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị kháng chiến.
Chi bộ Đảng ra đời đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng của nhân dân Đồ Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày 20-11-1946, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Sau 7 ngày đêm chiến đấu dũng cảm bảo vệ thành phố, để bảo toàn lực lượng, nhân dân các thành phố tản cư, lực lượng vũ trang ta rút ra ngoài các tuyến bao vây, ngăn chặn địch. Lúc này, lien tỉnh Hải Kiến được thành lập Tỉnh ủy liên tỉnh trực tiếp lãnh đạo phong trào kháng chiến và hình thành 3 mặt trận mang các mặt danh A, B, C bao vây địch. Mặt trận cầu Rào – Đồ Sơn mang mật danh là mặt trân B. Ta bố trí các trận địa chiến đấu với lựng lượng gồm hai đại đội Vệ quốc đoàn, một đại đội cảnh vệ Hải Phòng, một đại đội tự vể Hải An và một đại đội tự vệ thị xã Đồ Sơn. Đầu tháng 12-1946, từ khu nghỉ mát, ,Pháp chiếm đảo Hòn Dáu và một số vị trí quan trọng khác. Ta điều, một đại đội chiến đấu tăng cường cho Đồ Sơn. Chi bộ Đảng tăng cường lãnh đạo quân sự, sẵn sang đánh địch khi chiến sự xảy ra. Các xã và các khu phố thành lập các trung đội, tiều đội tự vệ.
Sauk hi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng ở (19-12-1946), cơ quan Đảng, chính quyền thị xã chuyển về Ngọc Xuyên, phân tán trong nhà dân. Toán dân Đồ Sơn biểu thị quyết tâm kháng chiến với những hành động cụ thể. Hơn 3000 người than gia các cuộc mít tinh, tuần hành biểu thị tinh thần kháng chiến. Chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” được thực hiện một cách triệt để. Nhân dân phá dỡ một số biệt thự, nhà ở, hạ cây lâu niên, khênh gỗ đá, chồng chất các ngả đường dựng chiến lũy chặn giặc. Đường 14 bị cắt xé thành nhiều hố, 1.613 m hào giao thông chiến đấu, chặt 2000 cây thông để rào sông Họng ngăn cản ca nô, tàu chiến của địch. Các đoàn thế cứu quốc được kiện toàn một bước. Thanh niên cứu dân cứu quốc có 55 hội viên, Phụ lão cứu quốc có 36 hội viên, Thiếu nhi cứu quốc có 81 hội viên, Ngư dân cưu quóc có 172 hội viên. Hội Công thương có 17 hội viên. Như vậy, nhân dân Đồ Sơn từ già, trẻ, gái trai đều hằng hái tham gia kháng chiến.
Đầu năm 1947, lực lượng tự vệ tăng cường luyện tập quân sự. Ban chỉ huy tự vệ thị xã tổ chức thêm các chốt chiến đấu mới ở đòn Đoan, núi Dạt, bến Xăm, tăng cường lực lượng cho các chốt đồi Thông, pháo đài. Các chiến sĩ tự vệ Đồ Sơn tại mặt trận B đã chiến đấu dũng cảm, góp phần đẩy lui nhiều cuộc tấn công của địch, không có chúng liên lạc với lực lượng đóng tại Đồ Sơn. Đường 14 vẫn do ta kiểm soát. Đêm đến, tự vệ chốt ở pháo đài bắn sang núi Vung. Địch ở Đồ Sơn phải cố thủ tại biệt thự La Poanh, dinh thống sứ…Ủy ban hành chính thị xã thành lập ủy ban tản cư, tổ chức cho nhân dân thực hiện “vườn không, nhà trống”, tản cư sang Tiên Lãng, Vĩnh Bảo an toàn. Ủy ban hành chính được kiện toàn thành Ủy ban kháng chiến hành chính để tổ chức các lực lượng sẵn sang đánh địch.
Sáng sơm ngày 25-4-1947, địch mở cuộc tấn công qui mô lớn đánh chiếm thị xã Kiến An và thị xã Đồ Sơn. Từ 4 giờ sáng, địch đã đánh vào Đồ Sơn. Ngoài khơi, 7 tàu chiến địch thi nhau nã pháo vào các làng. Từ các vị trí đã chiếm đóng từ trước, địch bắn dữ dội sang đồi thông, núi Dạt. Các lượng lượng chiến đấu của ta đánh trả quyết liệt. Trưa cùng ngày, sau khi được tăng cường lực lượng, địch tràn được vào khu Đồ Sơn, Ngọc Xuyên càng quét, đốt phá. Chiến sự càng ác liệt. Để bảo toàn lực lượng, Ủy ban kháng chiến hành chính thị xã lệnh cho nhân dân triệt để tản cư. Các lực lượng chiến đấu của ta vừa đánh địch vừa rút. Với vũ khí thô sơ, ta đã tiêu diệt 30 tên địch.
Sau ngày 25-4-1947, Đồ Sơn trở thành vùng địch tạm chiến. Nhiều đơn bị lính Pháp được chuyển về xây dựng công sự, đốt bốt, tháp canh, kho tang, hầm ngầm trong núi. Cơ quan phòng nhì Pháp đóng ở đồi Thông. Cơ quan quân báo Pháp đóng ở đòi Vung chỉ đạo mạng lưới mật vụ, do thám, chỉ điểm hoạt động. Địch thường xuyên bán pháo ra biển ngăn cản cư dân ra khơi đánh cá. Chúng còn bắn pháo sang các xã Nguyenj Xuyên, Bàng La, Tú Sơn và Đại Hợp. Các khu phố Đố Sơn, Đồ Hải bị địch đốt phá trụi, trở thành vành đai trắng.
Thời gian này, Bàng La vẫn là vùng tự do. Đề phòng thực dân Pháp tấn công, càn quyeeets, Ủy ban kháng chiến hành chính xã lãnh đạo nhân dân tích cực đào hầm bí mật, hào chiến đấu, rào làng. Du kích, dân quân phá cầu Đồng Nẻo, xây dựng làng kháng chiến, rào sông Văn Úc ngăn tàu chiến, ca nô địch. Ngayf-8-1947, từ ba phía Đồ Sơn, Đồng Neo, sông Văn Úc, thực dân Pháp tấn cồng càng quét Bàng La, có máy bay, xe tăng hỗ trợ.Dân quân , du kích xã đánh trả quyết liệt, sau đó vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng. Chiều cùng ngày, địch rút quân. Ủy ban kháng chiến hành chính xã và mặt trận Việt Minh tổ chức chon cất những người chết, bẳng bó cứu chữa những người bị thương. Cán bộ, nhân dân căm thù giặc Pháp cang quyết tâm kháng chiến. Ngày 2-9-1947, Huyện ủy Kiến Thụy đã thành lập chi bộ Đảng xã Bàng La gồm 3 thành viên là Nguyễn Quý Đức, Đoàn Hữu Cảnh, Cao Văn Kèn. Đồng chú Nguyễn Đức Quý được chỉ định làm bí thư chi bộ. Ngay sau khi ra đời, chi bộ đã lãnh đạo tổ chức cho nhân dân tản cư. Bộ phận lãnh đạo xã chia làm hai, một theo dân tản cư. Bộ phận lãnh đạo xã chia làm hai, một theo dân tản cư, một ở lại cùng dân quân, du kích chống giặc. Tháng 10-1947, địch đánh chiếm toàn bộ huyện Kiến Thụy, dựng phòng tuyến tả ngạn sông Văn Úc nhầm bảo vệ cho Hải Phòng – Kiến An. Đồ Sơn nằm sâu trong vùng địch tạm chiến.
Năm 1948, để tăng cường lãnh đạo phong trào kháng chiến, công tác xây dựng Đảng ở Bàng La và thị xã Đồ Sơn được tăng cường. Cuối năm 1947, chi bộ Đồ Sơn đã có 105 đảng viên, chi bộ Bàng La phát triển thêm 3 đảng viên. Tháng 3-1948, Đảng bộ Đồ Sơn được thành lập gồm 4 chị bộ.
Thị ủy Đồ Sơn và chi Ủy Bàng La tuyên truyền, tổ chức nhân dân hồi cư đưa cán bộ theo về xây dựng cơ sở, phát động phong trào kháng chiến. Đầu tháng 5-1948, Thị ủy Đồ Sơn thành lập thêm 2 chi bộ vùng địch tamh chiến là chi Bộ Đồ Sơn do đồng chí Hoàng Liên làm bí thư, chi bộ Ngọc Xuyên do đồng chí Quốc Bình là bí thư. Chi bộ Bàng La kết nạp thêm 2 đảng viên. Số đảng viên hoạt động tại xã là 4 đồng chí. Trên cơ sở đó, chị bộ đã lãnh đạo củng cố, phát triển các đoàn thể cứu quốc, phát triển du kích bí mật. Hầu hết các gia đình đều có hầm bí mật che chở cán bộ, du kích ra, vào, bán truh hoạt động.
Tháng 2-1948, tổ du kích xã Bàng La phục kích tại ngã ba thôn Hồi Xuân, đánh địch đi tuần, tiêu diệt làm bị thương một số tên. Ngày 28-4-1948, hai chi bộ Đồ Sơn, Ngọc Xuyên và ban chỉ huy thị đội chỉ đạo du kích diệt tề ác, bắt một số tên đưa ra vùng tự do cải tạo. Tiếp đó, du kích tập kích, tiêu diệt bốt chợ Đồng, quấy rối đồn Vung. Những hoạt động trên củng cố niền tin của nhân dân tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển cơ sở kháng chiến ở Vạn Hương, núi Ngọc, Bàng La. Khư rừng ngập mặn thôn Phụ Lỗi (Bàng La) là nơi đứng chân khá an toàn cho cán bộ tỉnh, huyện ra vào hoạt động. Du kích Bàng La tích cực chống địch can quyets, bảo vệ cán bộ hiệu quả.
Để đối phó với những hoạt động của ta, cuối năm 1948 địch huy động gân 1000 quân càn quét Đồ Sơn. Sau một ngày bán phá khốc liệt, địch bắn chết 21 người dân tại bén Đáy. Sau đó, chúng củng cố tề nguy., tăng cường kiểm soát địa bản, gây cho ta nhiều khó khan.
Tháng 12-1948, Liên tỉnh Hải Kiến lại tách thành thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An.Tỉnh ủy Kiến An chủ trương đẩy mạnh xây dựng cở sở kháng chiến trong vùng Cố, bốt chợ Đồng, bốt Lê Xá và bốt tổng dũng chợ Đại Lộc. Chúng tăng cường càng quét, khủng bố phong trào kháng chiến, gây nhiêu tội ác.
Trước tỉnh cảnh đó, Thị ủy Đồ Sơn đã tăng cường công tác tuyên truyền, giữ vững tinh thần kháng chiến của nhân dân, chỉ đạo du kích đẩy mạnh quấy rối, tiêu hao sinh lực địch. Tháng 5-1949, du kích Bàng La phối hợp với các xã bạn tổ chức quấy rối bốt Lê Xá. Có nhân mối làm nội ứng, trận đánh bốt Đại Lốc, du kích đã tiêu diệt lực lượng địch nhanh gọn. Giữa năm 1949, du kích Bàng La phối hợp với bộ đội địa phương tấn công đồn Ngọc Xuyên, sau đó tiến hành diệt tề ở Đại Hợp, cắt dây điện thoại từ Đồng Nẻo đến bốt xếp Châu, bốt chợ Đồng, bắn uy hiếp đồn Vung. Tháng 10-1949, du kích bào vây bốt An Cố, giọi lính ngụy ra hàng, bức địch rút lui khỏi vị trí này. Tháng 11-1949, du kích đăth mìn ở Đình Nam đánh quân tuần tiễu làm chết và bị thương một số tên.
Sau thất bại ở biên giới Thu Đông năm 1950, địch quay vè củng cố đồng bằng Bắc bộ. Trên địa bàn Hải Phòng – Kiến An, địch đánh chiếm các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Địch tổ chức Đồ Sơn thành phần tiểu khi dưới sự chỉ huy trực tiếp của khu (Secteur) Hải Phòng. Cửa biển được chúng khơi sâu dự định làm quân cảng. Cộng sự, hầm ngầm kiểu boogke được xây dựng ở nhiều ven núi, ven biển. Cuối năm 1950, địch bắt đầu xây dựng sân bay Đồ Sơn và bể chứ xăng lớn. Đồ Sơn trờ thành một góc quan trọng của khu cố thủ Hải Phòng – Kiến An – Đồ Sơn.
Cùng thời gian này, địch đánh chiếm Thụy Anh (Thái Bình), số dân tản cư tại đây tiếp tục trờ về. Địch lập tề, tăng cường kiểm soát dân, bắt lính, lập đồn bang tá ở đình Nam, bốt tổng dũng ở đình Công. Khi chúng xây dựng sân bay, dân các thông Đông, Ngọc Hải, Vạn Sơn bị dồn đuổi đi nơi khác, ngư dân không được đậu thuyền ở bến Độc, quai xăm ở đầu Độc. Chúng tăng cường thuế kháo, bóc lột nhân dân về kinh tế. Về quân sự, trong hai năm 1950-1951, địch liên tục càng quét, bắn giết cán bộ, du kích, khủng bố nhân dân hết sức tàn bạo, dã man, gây nhiều khó khan cho ta.
Tháng 2-1950, để củng cố và phát triển phong trào kháng chiến, Tỉnh úy Kiến An đã hợp nhất hai đảng bộ Đồ Sơn và Kiến Thụy. Đồ Sơn lúc này là bộ chỉ huy Đảng với 400 đảng viên, Bàng La là một chi bộ với 125 đảng viên. Huyện ủy Kiến Thụy tăng cường cán bộ cho Bàng La và Đồ Sơn để củng cố, phát triển phong trào kháng chiến. Nhằm tạo thế hoạt động, ngày 26-3-1950, du kích chặn đánh địch ban ngày tiêu diệt 1 tiểu đội, thu toàn bộ vũ khí. Đầu tháng 4-1950, du kích diệt tề ác đưa người của ta vào các bản tề. Địch lập trại tập trung bắt thanh niên hàng đêm phải đến ngủ, ta tổ chức phá trại, đưa an hem ra vùng tự do hoặc bổ sung vào bộ đội. Cuối tháng 12-1950, tỉnh Kiến An phát dộng tuần lễ “Thi đua giết giặc lập công”, quân và dân Đồ Sơn cùng bộ đội huyện hưởng ứng bằng trận tập kích Hòn Dáu thằng lợi. Với nhân mối làm nội ứng, ngày 2-1-1951 ta ta tiêu diệt nhanh vị trí Hoàn Dáu. Sau đó mấy ngày , du kích tổ chức đánh mìn ở ngã ba đình Nam, chặn đánh quân tuần tiễu ở Đồ Sơn thắng lợi. Những thắng lợi trên đã tạo thế mới cho phog trào kháng chiến.
Để phủ hợp với tình hình, ngày 5-10-1951, Huyện ủy Kiến Thụy quyết định tách chi bộ: chi bộ Vạn Sơn (gồm Đồ Sơn và Vạn Hương) do đồng chí Lưu Kim Danh làm bí thư, chi bộ Ngọc Hải (gồm Đồ Hải và Ngọc Xuyên) do đồng chí Quốc Bình Làm bí thư.
Cùng với chi bộ Bàng La, hai chi bộ Vạn Sơn và Ngọc Hải tiến hàng củng cố các tỏ chức quần chúng, lực lượng dân quân, du kích, quyền kháng chiến. Các chi bộ lãnh đạo nhân dân bám biểm, pha hoang, cấy hết diện tích làm ra nhiều cá, muối, thóc gạo để đảm bảo đời sống và ủng hộ bộ đội. Các gia đình địa chủ, phú nông được vận động, thuyết phục thực hiện sắc lệnh giảm tô của Chính phủ ta. Chi bộ Bàng La lãnh đạo nhân dân thôn Phụ Lỗi bị dồn dến Tú Sơn đấu tranh với địch đòi trờ về làng, đòi được cấy trên đồng ruộng của mình thắng lợi. Làm sân bay Đồ Sơn, địch đuổi dân lên bãi Quý Kim. Chi bộ Vạn Sơn lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống dồn làng, đuổi dân. Bằng các cuộc đấu trang chính trị, nhân dân đã kéo dài thời gian di chuyển, đòi chúng bồi thường tài sản. Địch cho xe húc đổ nhà, phá vườn rộng ép buộc nhân dân phải đi. Nhân dân là đơn kiện lên Thủ hiến Bắc Việt, địch buộc phải bồi thường 800.000 đồng Đông Dương. Do đấu tranh của nhân dân, phải đến giữa năm 1953 địch mới đưa sân Đồ Sơn vào hoạt động được.
Thời gian này, ta chủ trương phá bốt tổng Dũng ở đình Công. Lính bót này nhiều lần dẫn lính Pháp tời những gia đình có cơ sở lục soát, phá phách, đào hầm bí mật bắt cán bộ. Sauk hi gây được nhân mối làm nội ứng, du kích đã tiêu diệt bốt nhanh, gọn. Từ đó, địch không thể đóng bốt lại được nữa.
Năm 1952 và đầu năm 1953, trên miền chiến trường chính Bắc Bộ , địch càng lún sâu vào thế phòng ngự, bị động. Chúng tăng cường bảo vệ khu cố thủ Hải Phòng – Kiến An – Đồ Sơn. Tại Đồ Sơn, địch rút các vị trí nhỏ, tập trung quân vào những vị trí lớn, quan trọng, xây thêm công sự, hệ thống tháp canh. Từ phân tiểu khu tự trị. Khu vực sân bay Đồ Sơn thường xuyên có 600 lính Pháp bảo vệ, 12 máy bay, 2 khẩu đại bác, 10 xe tăng. Đồng thời, địch ráo riết bắt lính, thành lập Bảo chính đoàn, hương, tổng dũng.
Thi hành chủ trương của Tỉnh ủy Kiến An, các chi bộ đã lãnh đạo nhân dân dẩy mạnh phong trào đấu tranh chống giặc bắt lính. Đi đầu là các mẹ, các chị trong Hội Phụ nữ cứu quốc, Đoàn Thanh niên cứu quốc đã có nhiều hình thức, biện pháp đấu tranh quyết liệt để bảo vệ chồng, com, em mình. Sáng ngày 26-10-1952, địch cho 600 lính vào các làng đồn tập trung, bắt hàng trăng thanh niên đôn lên xe ô tô. Ta đã vận động hàng tram nhân dân bao vây chặt địch. Các bà , các chị xông vào giằng co với địch, giải thoát thanh niên. Khi xe ô tô lăn bánh, không ai bảo ai, mọi người năm tay nhau nằm chắn ngắm đầu xe không cho xe chạy. Lính địch xông vào giằng co với các bà, các chị. Nhân lúc đó, hàng trăng thanh niên đã chạy thoát, địch không bắt được một thanh niên nào. Đây là cuộc đấu tranh chống giặc bắt lính nổi tiếng tỉnh Kiến An và là hình củ khu Tả Ngạn. Tiêu biểu là chị Phan Thị Việt, phân đào trưởng Đoàn Thanh niên cứu quốc xã Ngọc Hải. Sau cuộc đấu tranh này, chị được Khu đoàn Tả Ngạn khen tặng là cán bộ Đoàn cơ sở gương mẫu, là Raymông Điêng1 của Hải Phòng – Kiến An và khu Tản Ngạn. Sang năm 1953 và đâu năm 1954, phong trào đấu tranh chống giặc bắt lính của nhân dân Đồ Sơn phát triển mạng mẽ. Bàng La là xã điển hình trong phong trào đấu tranh chống giặc bắt lính của huyện Kiến Thụy và tỉnh Kiến An. Nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm, Bàng la không có thanh niên nào bị bắt đi lính cho Pháp. Đây là một kỳ tích.
Phong trào binh ngụy vận của Đồ Sơn cũng phát triển mạnh. Dưới sự chỉ đạo của các chi bộ bà Ban địch vận huyện do đồng chí Hoàng Thị Nghị phụ trách, chị em phụ nữ cứu quốc, Đoàn thanh niên cứu quốc tìm cách gặp gỡ lính Âu Phi về nghỉ mát, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Chính Phủ ta. Nhiều lính Âu Phi sau khi được tuyên truyền đã đấu tranh với địch đòi về nước. 280 lính không chịu ra trận, đấu tranh với chỉ huy đòi hổi hương. Nhiều ngụy binh đã bỏ hàng ngũ địch về với gia đình hoặc mang vũ khí sang nhập hàng ngũ kháng chiến.
Bước vào chiến cục Đông Xuân 1953 -1945, để phối hợp với chiến trường chính, Tỉnh ủy Kiến An đã quyết định tập kích sân bay Đồ Sơn. Thực hiện chủ tưởng trên, việc điều tra, trinh sát tình hình sân bay được tiến hành hết sức bí mật. Các đồng chí bộ đội trực tiếp làm nhiệm vụ đã dựa vào nhân dân các chi bộ Đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Các chi bộ cũng có kế hoạch sơ tán dân gân sân bay để tránh địch khủng bố.
Đúng 23 giờ đêm ngày 31-1-1945 (đêm 28 Tết âm lịch), ta tập kích sân bay Đồ Sơn thắng lợi, đốt cháy hàng chục triệu lít xăng dầu, phá hủy 7 máy bay Đacôta và xưởng sửa chữa máy bay, tiêu diệt ban chỉ huy Pháp và một số lính Âu Phi. Sau trận đánh, bộ đội rút về Bàng La, Đại Hợp an toàn. Hai ngày sau đó, địch phản ứng, đưa quân càng quét Đồ Sơn dữ dội, đặc biệt là hai xã Bàng La , Đại Hợp, đuổi dân hai xã Ngọc Hải, Vạn Sơn đi nơi khác.
Tập kích sân bay Đồ Sơn thắng lợi là đóng góp quan trọng của nhân dân Đồ Sơn vào thắng lợi chung của quân và dân ta trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954, là cuộc tập dượt quý báu để bộ đội Kiến An vận dụng kinh nghiệm, tổ chức tập kích sân bay Cát Bi ngay sau đó. Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch đã khen tặng Huân chương quân công hạng Ba cho chi bộ Đảng bà nhân dân Ngọc Hải, Huân chương chiến công hạng Nhất cho chi bộ Đảng và nhân dân xã Vạn Sơn.
Những tháng đầu năm 1945, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, các chi bộ Đảng và nhân dân Đồ Sơn đẩy mạnh phong trào chống địch càn quét, đốt phá rất có hiệu quả. Thất bại ở Điện Biên Phủ, ngày 20-7-1945, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ ne vơ, cam kết chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Theo quy định của Hiệp định, Đồ Sơn nằm trong khu vực tập kết chuyển quân 300 ngày của quân đội Pháp. Các chi bộ đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống địch cướp phá tài sản, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam giánh nhiều thắng lợi.
Ngày 13-5-1955, Hải Phòng hoàn toàn giải phóng. Ngày 15-5-1955, bộ đội và cán bộ ta tiếp quản Đồ Sơn. Tại bến Nghiêng, những tên linh Pháp cuối cùng lầm lũi xuống tầu rút khỏi miền Bắc. Đồ Sơn hoàn toàn giải phóng. Nửa nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân pháp. Một trang sử mới được mở ra trên quê hương Đồ Sơn.