Đồ Sơn trong thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa của đảng (1967 - 2000)
Đồ Sơn trong thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa của đảng (1967 - 2000)
Những năm 1976-1977, Đồ Sơn tập trung sức khôi phục các ngành sản xuất, ổn định và phát triển các mặt văn hóa – xã hội. Thành ủy đã ra Nghị quyết số 28-NQ/TU về quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa thị xã Đồ Sơn đến năm 1985. Về kinh tế, Đồ Sơn chú trọng đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản, phát triển ngành kinh tế phục vụ du lịch, nghỉ mát tại khu bãi tắm. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiêọ được định hướng phát triển phù hợp. Cùng với phát triển kinh tế, Đồ Sơn hết sức coi trọng phát triển văn hóa- xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh.
Quá trình thực hiện nghị quyết số 28-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy đang đạt được những kết quả nhất định thì tháng 3-1980, Đồ Sơn sắt nhập với huyện Kiến Thụy (cũ) tách từ huyện An Thụy ra thành huyện Đồ Sơn ra thành huyện Đồ Sơn. Huyện lỵ của huyện Đồ Sơn đặt tại thị trấn Đối. Thị xã Đồ Sơn lúc này là thị trấn thuộc huyện Đồ Sơn.
Việc sát nhập Đồ Sơn vào huyện Kiến Thụy đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Đồ Sơn những năm 1980-1988, nghề cá có bước phát triển nhất định nhớ áp dụng có chế khoán mới. Sản lượng đánh bắt cá hàng năm đều tăng, năm 1979 đạt 1.900 tấn, năm 1985 đath 5.300 tấn và năm 1985 du khách có thể vào nghỉ mát ở cả 3 khu của bãi tắm, những cơ chế quản lý chưa phù hợp nên tiềm năng chưa được nhạn là được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền các cấp, các mặt văn hóa- xã hội của Đồ Sơn tiếp tục có những phát triển đáng kể.
Ngày 6-6-1988, thực hiện quyết định 100-QD/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), Thị xã Đồ Sơn được thành lập trên cơ sở thị trấn Đồ Sơn và xã Bàng la với diện tích 3.095 ha, dân số 25.686 người. Thị xã Đồ Sơn có 5 đơn vị hành chính trực thuộc là các phương Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên và cã Bàng La. Từ ngày 16-8-1988, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của thị xã chính thức đi vào hoạt động. Các sự kiện lịch sử này đã mở ra giai đoạn phát triển mới của Đồ Sơn.
Từ năm 1988 đến nay, với tư cách là một thị xã giầu truyền thống, tiềm năng kinh tế biển, du lịch, dịch vụ và bề dày văn hóa truyền thống. Đảng bộ và nhân dân Đồ Sơn đã phấn đấu vượt quá nhiều khó khan, thử thách và giành được những thành tựu quan trọng trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng.
Về kinh tế, kinh tế biển và du lịch dịch vụ được xác định là các nghành kinh tế chỉ yếu, có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế thị xã phát triển. Trong kinh tế biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được đầu tư lớn, đổi mới cơ chế quản lý, thu hút các thành phần kinh tế tham gia. Những năm 1988-1995, thị xã dã huy động từ nhiều nguồn được 17 tỷ 480 triệu đồng đầu tư phát triển nghành kinh tế này. Nghề cá trong nhân dân có bước phát triển mới. Phương tiện tàu , thuyền đánh cá (phần lớn là gắn máy) tăng nhanh, năm 1991 có 300 phương tiện, năm 1995 tăng lên 750 phương tiện và chueyenr hướng vươn khơi. Nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu nuôi tôm, cua , rau câu vói diện tích nuôi trồng được mở rộng, thu hút khoảng 2000 lao động và nhiều vật tư, tiên vốn, sản lượng bình quân hàng năm đạt khoảng 3000 tấn. Do tập trung khai thác, nuôi trồng những sản phẩm có giá trị kinh tế cao nên hiệu quả kinh tế tăng nhanh, năm 1991 đạt 6 tỷ 678 triệu đồng, năm 1995 đạt 11 tỷ 812 triệu đồng.
Từ năm 1966 đên này, Lãnh đạo thị xã vận dụng phù hợp các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đổi với nghê cá, chủ động khai thác, hỗ trợ ngư dân về vốn mua sắm từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị để vươn khơi đánh cá. Nhà nước cho vay 26 tỷ đồng trong chương trình ưu đãi, nhân dân thị xã huy động thêm từ các nguồn 50 tỷ đồng để tích cực triển khai chương trình đánh bắt cá xa bờ. Thị xã có gần 100 tầu có công suất từ 90 đến 300 CV (sức ngựa) vươn khơi đánh cá bắt hải sản. Các dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá cũng được quan tâm. Trong bối cảnh nguồn lợi hải sản ven biển cạn kiệt, quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý gặp không ít khó khan, thời tiết lại diễn biến phức tạp, nhưng sản lượng khai thác thủy sản, hải sản của Đồ Sơn được giữ vững và đạt mước tăng đáng kể. Từ năm 1996 đến nay, giá trị sản lượng khai thác thủy sản hàng năm tăng từ 12% đến 15% giá trị sản phẩm tăng từ 10,7 tỷ đồng/năm lên 38 tỷ đồng/năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng, trong đó có cả một phần diện tích đồng mối ở Bàng La được chuyển đổi sang, năm 1997 là 360ha, năm 2001 là 750ha. Giá trị sản lượng thu được từ muối năm 1996 đạt 9,3 tỷ đồng, năm 200 đạt 12,5 tỷ đồng. Các cơ sở chế biến thủy hải sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cũng phát triển hơn so với thời kỳ trước.
Với cơ chế quản lý mới và sự tham gia của các thành phần kinh tế, liên doanh với nước ngoài, du lịch – dịch vụ thật sự trở thành ngành công nghiệp không khói, ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao. Ba khu bãi tấm mở rộng của đón du khách 4 phương. Hàng tram nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, năng cấp, đầu từ xây dựng mới phục vụ kinh doanh ngành du lịch. Khách du lịch đến vớ Đồ Sơn ngày càng dông hơn. Bình quân hàng năm Đồ Sơn đón 1 triệu khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng của nghành du lịch chiếm hơn 50% tổng thu ngân của thị xã.
Các ngành nông, lâ,, diêm nghiệp, xây dựng và công nghiệp cũng được quan tâm ở mức độ phù hợp tạo ra sự phát triển đồng bộ theo hướng phát triển bền vững của thị xã.
Nhìn chung, với những cố gắng nỗ lực lớn của thị xã, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Đồ Sơn đã có sự chuyenr địch dung hướng, các ngành kinh tế có lợi thế đã được ưu tiên phát triển mạnh. Đây là hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Cùng với tăng trưởng về kinh tế, các mặt văn hóa – xã hội cũng có những khởi sắc. Lễ hội chọi trâu truyền thống hàng năm được khôi phục đã góp phần động viên tinh thần phấn khởi, ý thức tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đông đảo nhân dân. Thông qua việc quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, đời sống văn hóa cơ sở, xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thị xã đã duy trì và đẩy mạnh được phong trào văn hóa – đào tạo được cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn dân quan tâm chăm lo và có bước phát triển mới cả về cơ sở trường lớp, đa dạng hóa cá loại hình, chất lượng dạy và học có chuyển biến tiến bộ. Cùng với thành phố, Đồ Sơn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học văn năm 1991 và hoàn thành phổ cập giáo dục trung học vào năm 1991 và hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2000. Việc làm và đào tạo nghề cho con em được quan tâm hơn. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội, chính sách đối với những người có công cũng đạt dược kết quả tốt.
Xây dựng và quản lý đô thị được quan tâm đặc biệt. Được Trung ương, thành phố quan tâm, lãnh đạo và nhân dân thị xã cố gắng, nỗ lực, sau 15 năm tái lập, bộ mặt đô thị đã khang trang hơn. Cơ sở hạ tầng đô thị và giao thông được qui hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ. Công tác quản lý xã hội, trật tự về sinh đô thị từng bước đi vào nề nếp với sự tham gia ngày càng tích cực và hiệu quả hơn của toàn xã hội.
Là vị trí quan trọng trên tuyên đầu bảo vệ thành phố, công tác quốc phòng- an ninh tường bước được tăng cường. Thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân trên địa bàn thị xã được xây dựng và củng cố vững chắc. Là địa bàn hằng năm có nhiều địa bàn hàng năm có nhiều đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước và quốc tế cũng như du khách trong và ngoài nước đến công tác, tham quan, du lịch và triển khai các dự án liên doanh, Thị ủy, Ủy ban Nhân dân thị xã đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động xây dựng và thực hiện việc quản lý, giám sát và bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các đoàn khách, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Với công an và thị xã các phường, xã làm nòng cốt, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc từng bước phát triển sâu rộng với hoạt động của các ban bảo vệ, dân phòng, các đội an ninh quốc phòng, ác đầu mối an ninh nhân dân…hoạt động đạt hiệu quả cao. Trong công tác quốc phòng, lực lượng vũ trang thị xã đã phối hợp chặt chẽ với trung đoàn 50, các đồn biên phòng xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc. Tham gia các cuộc diễn tập bảo vệ thành phố đạt kêt quả xuất sắc. Công tác gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm luôn hoàn thành xuất sắc. Công hậu phương quân đội được quân tâm, tham gia cùng toàn dân chăm sốc gia đình thương binh, liệt sĩ, các đối tượng chính sách đạt hiệu quả cao. Ngày 28-4-2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định số 180 phong tặng danh hiệu “Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân” cho Đảng bộ, quân và dân thị xã vì đã lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhân dịp lỷ niệm 55 ngày thành lập cách mạng Tháng tám và Quốc Khánh 2-9, Thị ủy, hội đồng Nhân dân thị xã, Ủy ban nhân dân thị xã đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu cao quí này. Đây là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ. quân và dân thị xã Đồ Sơn.
Bên cạnh những thành tựu đã đat được, trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, Đồ Sơn còn phải tiếp tục giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc là cần đẩy mạnh hơn chương trình đánh bắt cá xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản và môi trường cảnh quan thiên nhiên để vươn tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc làm và thu nhập của nhân dân cũng cần được quan tâm hơn. Quản lý đô thị cần đi vào chiều sâu hơn. Các tệ nạn xã hội cần được ngăn chặn và đẩy lùi một cách hiệu quả.
Nhìn lại những năm từ giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX, nhân dân thị xã Đồ Sơn phát huy cao độ truyền thống đấu tranh yêu nước và dân chủ của cha ông, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, tham gia tích cực vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp, để quốc Mỹ thằng lợi, đã và đang xây dựng quê hương vươn lên giầu và đẹp. Với những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân Đồ Sơn vững vàng cùng cả nước bước vào thế kỷ XXI, đi lên CNXH với thế và lực mới, góp phần phấn đấu thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.