TIN MỚI

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Đồ sơn từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XIX

Đồ sơn từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XIX

Hẳn là khi Lê Chân tập hợp dân ở vùng đất ven biển này tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43), người Đồ Sơn đã nhiệt tình hưởng ứng nên sự tàn sát của Mã Viên đã đặt dấu ấn vào lịch siwr mà thời gian không thể nào xáo nổi. Cũng trong suất 1000 năm Bắc thuộc, đã diễn ra một cách bền bỉ quá trình tổ tiên ta vùng lên đánh đuổi quân xâm lược và quá trình”giải Hán” của văn hóa Việt. Người Đồ Sơn chắc hẳn đã tham gia vào quá trình chống âm mưu “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc. Bản sắc văn hóa dân tộc – của quê hương được truyền đời đã cho ta thấy rõ điều này. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tử chủ trong lịch sử dân tộc. Đồ Sơn có những đóng góp vào quá trính phát triển đất nước và đánh giặc ngoại xâm giữ nước của tổ tiên ta. Chính sách phát triển, củng cố vùng “phên hậu” phía Đông đất nước của các triều đại Ngô – Đinh – Lê – Lý – Trần – Lê – Mạc – Nguyễn là hết sức nhất quán. Kết quả của chính sách này là sự quần tụ cư dân, phát triển làng xã hết sức mạnh mẽ ở vũng đất Hải Phòng. Trong đó có Đồ Sơn.

Việt sử lược ghi: Năm 1058 (Mậu Tuất). mùa thu, tháng 9 âm lịch, vua Lý Thánh Tông ra của biển Ba Lộ. cho xây Tháp ở Đồ Sơn. Một năm sau, Năm 1059, vua Lý Thánh Tông ban cho Tháp Đồ Sơn tên hiệu Tháp Tường Long. Tháp Tường Long trên núi Chòi Mòng cùng với chùa Vân Bản không chỉ là cơ sở sinh hoạt tôn giáo mà còn là đài quan sát các dòng họ ở Đồ Sơn hiện này có thấy đã có sự kế thừa và phát triển cư dân ở Đồ Sơn khá đông dúc vào thế kỷ XI. Lúc đầu , họ Hoàng định cư ở Vạn Thủ, Sau đất chật người đông nên chuyển vào Vạn Sơn làm ăn sinh sống. Họ Lương lúc đầu định cư ở làng Đông, họ Lê định cư ở Ngọc Xuyên, họ Nguyễn định cơ ở thôn Nam, góp phần hình thành nên 8 làng chai chuyên nghề dánh cá. Dân Đồ Sơn gọi là các vạn chai: Vạn Bún, Vạn Hương, Vạn Thủ, Van Ngang, Vạn Lê, Vạn Hoa, Vạn Lẻ, Vạn Tác. Tu liệu điền dã và thư tịch cổ cũng cho thấy Bàng La ngày xưa là hai xã có tên là Đại Bàng và Phụ Lỗi. Xã Đại Bàng được hình thành ổn định và phát triển là vào thời Lý Trần (thế kỷ XI-XIII). Qua Đại Việt sử ký toàn thư chúng ra biết rằng vào thời nhà Trần, Đố Sơn có cửa biển Đại Bàng, biển Đồ Sơn có tên là biển Đại Bàng. Còn các dòng họ Nguyễn, Ngô, Cao, Trân, Bùi… những người dân làm muối ở Bàng La thì cho rằng tổ tiên của họ từ Đông Triều (nay thuộc Quảng Ninh) xuống. Phụ Lỗi tên nôm là Nhội hay Cồn Nổi vì dân xã này định cư ở cồn cát ngoài đê quốc gia hiện nay; đời Mạc (?) có phố Nhội, nơi thương nhân nước ngoài dừng thuyền buôn bán, không được vào sâu đất liền.(1)1

Như vậy, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, Đồ Sơn đã có bước phát triển quan trọng về kinh tế-xã hội so với thời kỳ trước đó. Những năm 1285 và 1288, Đồ Sơn là vùng đất có vị trí quan trọng trong các cuộc kháng chiển chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ hai, lần thứ ba của quân và dân Đại Việt. Năm 1285, quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thừ hai. Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui chiến lược đề bảo toàn lực lượng chờ cơ hội phàn công đánh đuổi chúng. Hưng Đạo Đại Vương Trân Quốc Tuấn họ giá hai Vua Trân vượt biển vào Thanh Hóa. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thế giặc bức bách, hai Vua ngầm đi chiếc thuyền đến Tam Trĩ nguồn (Ba Chẽ), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn để đánh lừa giặc…” Tháng 3, ngày Giáp Tuất, mồng 1, hai Vua bổ thuyền lên bộ đến Thủy Chú. Lấy thuyền ra giang Nam Triệu (tức huyển Thủy Đường) vượt “biển Đại Bàng vào Thanh Hóa”. Trong hành trính lánh thế giặc mạnh, Hưng Đạo Đại Vương Trân Quốc Tuấn đã được nhân dân các nơi ông đi qua, trong đó có Đồ Sơn hết lòng giúp đỡ. Sau thành công của cuộc rút lui chiền lược này, quân và dân Đại Việt phản công đánh bại quân Nguyên xâm lược. Biết chắc nhà Nguyên chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược, nhà Trần ngay sau đó đã tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Đồ Sơn là địa bàn trọng yếu trong hoạt động phòng thủ của thủy quân nhà Trần. Đây là căn cứ thủy quân Tháp Nhĩ Sơn quan trọng. Tháng 12 năm 1287, quân Nguyên xâm lăng Đại Việt lần thứ ba theo hai đường bộ và thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy, còn có đoàn thuyền tải lương của Trương Văn Hổ. Thủy quân giặc theo đường biển vào song Bạch Đằng, bị quân Trần do Trần Đa chỉ huy đánh chặn ở Ngọc Sơn (Quảng Ninh) gây cho địch nhiều tổng thất. Đến Vân Đồn, thủy quân địch lại bị Trần Khánh Dư đón đánh. Ô Mã Nhi vượt qua được Trần Khánh Dư đưa thuyền về vạn kiếp hội quân với Thoát Hoan, đề đoàn thuyền tải lượng của Trương Văn Hổ đi sau. Để lập công chuộc tội, Trần Khánh Dư đem quân đánh tan đoàn thuyền tải lương của Trương Văn Hổ lúc này không có quân hộ tống vào tháng 1-1288. Tháng 2-1288, quân Trần lại bỏ Thăng Long thực hiện rút lui chiến lược về Hán Nam. Quân Nguyên đuổi theo, quân Trần rút thẳng ra biển. Không giao chiến được với quân Trần.Thoát Hoan phải lộn về Thăng Long, sai bọn Áo Lỗ Xích đi cướp lương thức trong dân và phái Ô Mã Nhi đi đón đoàn thuyền tải lương của Trương Văn Hổ mà không hề biết đã bị quân ta đánh tan. Thời cơ phản công đánh đuổi quân xâm lược đã tới, quân Trần dàn trận ở biển Đại Bàng đón đánh thủy quân dịch. “Đại Việt sử ký toàn thư chép”. Ngày mồng 8, quan quân hội chiến ngoài biển Đại Bàng, bắt được 300 chiếc thuyền giặc, 10 thủ cấp giặc, quân nguyên bị chết đuối rất nhiều. Như vậy, chỉ một trận Đại Bàng, Quân Trần đã tiêu diệt một nửa thủy quân giặc. Chiến thắng này đã mở đầu cho cuộc phản công truy kích quân Nguyên của quân và dân Đại Việt, buộc phải rút chạy bằng hai đường thủy bộ. Trong đó, Trần Hưng Đạo đã bày trận địa cọc Bạch Đằng, đánh tan toàn bộ thủy quân giặc vào tháng 4-1288. Nhân dân Đồ Sơn thời ấy đã tích cực tham gia vào các chiến thắng này.

Từ năm 1288 đến 1400, dưới triều Trần, chế độ phong kiến Việt Nam có bước phát triển. Người Đồ Sơn yên ổn làm ăn, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ. Cùng thời gian này, Trung Quốc nhà Minh thay thế nhà Nguyên. Năm 1406, nhà Minh đem quân xâm lược nước ta. Không được lòng dân, nhà Hồ nhanh chóng thất bại. Tháng 7-1407, giặc Minh chiếm được nước ta. Thời kỳ này, Đồ Sơn là đất thuộc phủ Tân An. Với truyền thống yêu nước, nhân dân ta nổi lên chống lại giặc Minh ở khắp nơi. Những năm 1407-1414, nổ ra cuộc khởi nghĩa Trẫn Ngỗi, Trần Quý Khoáng (nhà hậu Trần). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1413, mùa xuân, tháng giêng, nghĩa uân của Trần Quý Khoáng vượt biển đánh quân Minh ở Vân Đồn, Hải Đông và vùng ven biển lân cận. Vẫn theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong năm 1413, mùa thu, tháng 9, quân lính ở phủ Tâm An nổi lên, Trương Phụ dẹp được. Hẳn người Đồ Sơn đã tham gia tích cực vào các hoạt động yêu nước này, Tháng 2-1418, Lê Lợi phát động cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn. Cùng với khởi nghĩa của Lê Lợi, những năm 1418-1421, khắp miền Bắc trong đó có Hài Phòng lien tiếp nổ ra một số cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vào tháng 11-1419, Trình Công Chứng, Phạm Hỉ, Nguyễn Trì và Nguyễn Cấu ở các hạt Hạ Hồng, Tân Minh, Khoái Châu và Hàng Giang đều khởi binh đến song Nhị Hà dánh phá cầu nổi. Lý Bân sai tướng sĩ đánh dẹp được. Lề Quý Đôn viết: Lúc ấy, các lộ miền Bắc nơi nào cũng có các cuộc khởi nghĩa nên giặc Minh không có thì giờ để ý đến Thanh Hóa (tức không có thời gian đối phó với khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi). Năm 1420, nhà sư Phạm Ngọc, tu ở chùa Đồ Sơn đã tạp hợp nhân dân nổi dậy đánh giặc Minh. Lý bân đem quân đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa và nhân dân Đồ Sơn. Cùng lúc ấy, Lê Ngã, người Tràng Kênh, Thủy Nguyên nổi lên khởi nghĩa chống giặc. Nhân dân Đồ Sơn theo Lê Ngã khá đông tới vài vạn. Nghĩa quân đã tổ chức đốt phá thành Xương Giang, tấn công trại Bình Than của giặc Minh, Lý Bân phải mang đại binh đi đánh dẹp.

Như vậy, mặc dù bị kẻ địch đàn áp dã man, nhưng với sự tham gia các cuộc khởi nghĩa trên, nhân dân Đố Sơn đã tỏ rõ lòng yêu nước nồng nàn, chia lửa rất có hiệu quả với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo. Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Minh, Nhà lê tiếp tục chính sách củng cố và phát triển miền biên hải đất nước trong đó có Đồ Sơn. Thế kỷ XV là thế kỷ thịnh trị của nhà Lê với vua sáng, tôi hiền, thiên hạ thái bình, nhân dân làm ăn phát đạt. Có lẽ kinh tế-xã hội Đồ Sơn cũng có bước phát triển cùng đất nước. Sang thế kỷ XVI, Đồ Sơn là vùng đất thuộc Dương Kinh của nhà Mạc. Một sổ cải cách nhà Mạc đã làm cho kinh tế - xã hội Đố Sơn tiếp tục có bước tiến mới. Văn bia tại chùa Bảo Phúc (Bàng La) đã ghi lại:

Triều Mạc hưng thịnh

Triều hẹ bình yên

Khai hoang, trị thủy…

Nghề làm muối, đánh cá, chăn nuôi bội thu

Công nghệ buôn bán phát triển

Trăm họ ấm no vui vè

Từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng. Đất nước điều tàn vì các cuộc chiến tranh giành quyền lực. Ở Đàng ngoài, vào thế kỷ XVIII, triều đình Lê – Trịnh ngày càng thối nát.Trăm họ lầm than. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dan nổ ra. Năm 1741, Nguyễn Cầu nổi dậy, Lấy Đồ Sơn làm căn cứ, tập hợp nhân dân chống lại triều đình. Nhân dân Đồ Sơn đã tham gia cuộc khởi nghĩa này, cùng Nguyễn Hữu Cầu 10 năm chống lại ách áp bức, bóc lột của chính quyền phong kiến. Sang thế kỷ thứ XIX, với truyền thống đấu tranh đan chủ, nhân dân Đồ Sơn lại tham gia vào cuộc khởi nghĩa nông dân do Phan Bá Vành lãnh đạo chống lại nhà Nguyễn. Lịch sử Đồ Sơn trong đó gần 3 thế kỷ phát triển không ổn định. Dân tình nhiều phen phải phiêu tán để tránh sự đàn áp của triều đình phong kiến thối nát.

Nói tóm lại, từ đầu công nguyên cho đến giữa thế kỷ XIX, nhân dân Đồ Sơn đã tích cực đóng góp xương máu, công sức vào tiến trình đấu tranh giải phóng, giữ gìn bản sắc dân tộc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, lao động xây dựng và bảo về đất nước của ông cha ta. Người Đồ Sơn đã xây dựng nên truyền thống đoàn kết, yêu nước, dũng mãnh trong đối mặt với thiên nhiên, dựng xây cơ nghiệp; trong tham gia đánh giặc ngoại xâm, trong đấu tranh chống các thế lực bóc lột, áp bức.

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0