Đồ Sơn từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám 1945
Thực dân Pháp hối hả đầu từ vào Hải Phòng để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa, đồng thời biến Hải Phòng thành cơ sở hậu cần quan trọng phục vụ việc bình định Bắc kỳ và đầu cầu đề xâm nhập thị trường phái Nam Trung Quốc rộng lớn. Quá trình này thúc đẩy sự ra đời của đô thị Hải Phòng vào Năm 1888. Năm 1898, tỉnh Phù Liễn (năm 1906 đổi tên là Kiến An) thành lập trên các phần đất của các huyện Nghi Dương, An Dương, An Lão, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, một phần đất huyện Kim Thành vồn thuộc tỉnh Hải Dương trước đó.
Ngày trong thời diểm này, thực dân Pháp cùng với xây dựng pháo đài Vọng Hải, đưa quân trấn giữ, đã đầu tư khai thác vùng đất Đồ Sơn. Khu bãi tắm được đầu tư xây dựng, lúc đầu làm khu điều dưỡng, chữa bệnh, sau đó tư bản Pháp xây dựng các biệt thự, nhà nghỉ dể kinh doanh dịch vụ nghỉ mát và tắm biển. Để phục vụ cho việc hướng dẫn tầu ra, vào càng Hải Phòng, từ năm 1900, từ bản Pháp xây dựng các đèn biển trên các đảo Long Châu, Hòn Dáu, cắm phao tiêu trên các luồng lạch ngoài cửa biển… Để độc quyền khai thác, thực dân Pháp ép triều đình Huế “nhượng” khu bãi tắm cho chúng. Chúng lập Đồ Sơn phố và Đồ Hải phố. Ngoài ra, thuộc thị xã Đồ Sơn hiện nay còn có các xã Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên của tổng Đồ Sơn; các xã Bàng Động, Phụ Lỗi thuộc tổng Nãi Sơn, Tiều Bàng, Trung Lộc của tổng Thiên Lộc huyện Kiến Thụy.
Cho đến đầu thế kỷ XX, bán đảo Đồ Sơn đã xuất hiện những biệt thự xinh đẹp, khách sạn lớn và khu bãi tắm. Để tiện khai thác, chính quyền thực dân làm con đường số 14 từ Hải Phòng đi Đồ Sơn không rải nhựa dài 27,30km. Đồng thời, một chiếc cầu thép dài 165m được bác qua sông Lạch Tray (cầu Rào), nối thành phố Hải Phòng, theo đường 14 đến thị trấn Đồ Sơn. Đây là chiếc cầu lớn nhất tỉnh Kiến An thời đó.
Sự cai trị, bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn đến những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội ở Đồ Sơn.
Về chính trị: đối với khu “nhượng địa”, thực dân Pháp thiết lập chế độ trực trị. Đồ Hải phố có Hộ phố giúp việc cai trị hành chính. An ninh chính trị xã hội do sở Cẩm Hải Phòng đản nhiệm. Đối với các xã Đồ Sơn, Đồ Hải , Ngọc Xuyên, Tiều Bàng, Bàng Động, Phụ Lỗi, Trung Lộc, thực dân Pháp thi hành chế độ “bảo hộ”. Chính quyền tổng, xã do bộ máy quan lại Nam triều quản lý, điều hành. Thực chất, mọi quyền hành đều do thực dân Pháp quyết định, mà đại diện trực tiếp là viên công sứ tỉnh Kiến An. Dự vào bộ máy chính quyền tổng, xã, thực dân Pháp duy trì và thực hiện sự cai trị đối với nông dân, ngưu dân, diêm dân Đồ Sơn. Người dân lao động hầu như không được hưởng bất kỳ quyền tự do nào.
Về kinh tế: sự ra đời của thị trấn Đồ Sơn đã dẫn đến những biến đổi kinh tế về. Báo cái tỉnh Kiến An những năm 1898-1933 của Tuần phủ tỉnh này cho biết: một số người Đồ Sơn đã vào làm việc ở các biệt thự, nhà nghỉ, khách sạn ở khu bãi tắm. Măng và khoai tây được đưa vào trồng nhiều ở các xã Đồ Sơn, Đồ Hải và Ngọc Xuyên. Riêng đối với cây khoai tây, chất đất ở các xã này rất phù hợp cho loại cây này phát triển bởi đó là đất nhẹ và đất pha cát. Báo cáo tình hình kinh tế của công sứ Kiến An quí I-1911 cho biết: Người Đồ Sơn trồng và bán khoai tây cho đến năm 1937 là 30 mẫu. Nghề dệt lụa được duy trì và có phần phát triển hơn đời trước. Đây là nghề thử công gia định bà hầu như do phụ nữ đản nhiệm. Lụa Đồ Sơn được đánh giá cao về chất lượng.
Ngoài những biến đổi trên, phương thức làm ăn của người Đồ Sơn không có thay đổi lớn, chủ yếu vẫn là đánh cá, làm muối, làm ruộng. Ngưỡi dân lao động bị bóc lột ngày càng nặng nề bưởi các chủ thuyền, chủ ruộng, chủ các nhà nghỉ, khách sạn, phải ề cổ đóng các loại thuế đinh, thuế điền, thuế đánh theo phần xăm, thuế muối…Từng bước một, thực dâm Pháp xác lập sự độc quyền quản lý sản xuất và lưu thông sản phẩm muối. Báo cáo của viên phó công sứ tỉnh Kiến An năm 1898 cho biết ngày 19-5 năm này, một số thương nhân Hoa kiều đã ký một hợp đồng mua muối cả đống với Nguyễn Văn Thao- lý trưởng Tiều Bàng, một làng làm muối chính của tỉnh Kiến An. Do không được phép của chính quyền nên cảnh sát Đồ Sơn đã được lệnh điều tra làm rõ vụ việc. Ngày 8-11-1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về độc quyền quản lý muối. Nghị định này qui định: ai muốn sản xuất muối phải được nhà Đoan cho phép. Số muối làm ra trong 3 ngày phải bán hết cho Đoan. Người dân muốn sử dụng phải mau theo giá cao. Giá thu mua muối của nhà Đoan chỉ có 8 hào 1 tạ, Nhưng ván ra 3,5 đồng 1 tạ. Người làm muối nếu quá hạn 3 ngày còn để muối trong nhà, hoặc làm nhiều khai ít thì bị tịch thu sản phẩm, bị phạt tiền từ 50 đồng đến 200 đồng và bị ngồi tù từ 5 đến 6 tháng. Đề quản lý sản xuất muối, chính quyền thực dân thiết lập đòn Đoan, có lính được trang bị sung để sẵn sang trán áp người làm muối.
Về văn hóa-xã hội: Thực dân Pháp thi hành chính sách “ngu dân”. Cả vùng Đồ Sơn chỉ có vài trường tiều học công và tư dạy chữ hán và chữ quốc ngũ. Chương trình học chỉ có các lớp sơ học của bậc tiểu học. Số học sinh chủ yếu là còn em tầng lớp trên giàu có. Con em của người lao động hầy như không thể đến trường. Do đó, đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, đại đa só nhân dân Đồ Sơn chưa biết chữ. Về y tế , cho đến năn 1933, mới có một trạm y tế được đặt ở Tiều Bàng phục vụ cho cả huyện Kiến Thụy nên người dân ôm đau, bệnh tật hầu như phải tự chữ trị. Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh và các bà mẹ khi sinh sản rất cao.
Trình độ văn hóa thấp làm cho người dân bị giam hãm trong các hủ tục. Mê tín, dị đoan có đất phát triển. Nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện hút được chính quyền thực dân khuyến kích. Thực dân Pháp cấm dân nấu rượu, nhưng lại bắt họ phải mua và uống rượu “ty” the định suất. Những tập tục phong kiến, sự đố kỵ giữa các dòng họ, làng xã thường xuyên bị chính quyền thực dân lợi dụng để tạo mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân nhằm dễ bề cai trị.
Với tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội như trên, cho đến trước cách mạng tháng Tam 1945, người dân lao động Đồ Sơn gồm ngư dân, diêm dân, nông dân bị bóc lột ngày càng cùng cực, cuộc sống tối tăm. Nhiều người phải rời bỏ quê hương ra đi kiếm sống ở đồn điền cao su Nam Kỳ, làm culi ở hầm mỏ, nhà máy, bán mình đi phu ở Tân Thế giới (Tân Đảo).. Do đó, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp giữa nhân dân Đồ Sơn với thực dân Pháp và chính quyền tay sai ngày càng phát triển sâu sắc. Đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến sự vùng lên theo Đảng đấu tranh cứu nước, cứu nhà của nhân dân Đồ Sơn nhũng năm 1930-1945.
Theo “Lịch sử Đảng bộ thị xã Đồ Sơn” (NXB Hải Phòng-1991), những năm 1925-1930, một số thanh niên Đồ Sơn làm việc ở Hải Phòng, Hải Dương Hà Nội, Sài Gòn, vùng Mỏ đã tham gia hoạt động cách mạng. Tiêu biểu là đồng chí Nguyễn Quang Mão (Nguyễn Thế Nhang) làm thợ nguội ở nhà máy Điện Cửa Cấm (Hải Phòng) tham gia hoạt động cách mạng bà gia nhập tổ chức Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (tháng 8-1929). Sau đó, đồng chí được kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam, trờ thành người đảng viên đầu tiên của Đảng năm 1930 của Đồ Sơn. Những năm 1930-1935, Đồ Sơn có thêm đồng chí Lưu Văn Cải làm bồi bàn và lái xe cho một gia đình tư sản Pháp ở Hải Phòng đã giác ngộ, tham gia hoạt động cách mạng và dược kết nạp vào Đảng.
Những năm 1933-1935, hiệu ăn Hồng Phát (khu bãi tắm) là nơi diễn ra các cuộc họp bàn khôi phục lại Đảng bộ Hải Phòng. Các anh Nguyễn Đắc Nuôi, Nguyễn Đức Hạnh là người Đồ Sơn đã tham gia hoạt động này. Công văn mật của mật thám Pháp số 760-S ngày 28-5-1935 ghi: “Quán ăn Hồng Phát là nơi liên lạc, tập hợp của nhiều người ở Hải Phòng… để trao đổi vấn đề tổ chức lại Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hải Phòng”. Những năm 1936-1939, Cao trào đấu tranh dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng có ảnh hưởng sâu rộng hơn rới Đồ Sơn. Năm 1938, một số người Đồ Sơn có học thức đã tập hợp thanh niên, mở lớp học chữ và đọc sách, báo công khai của Đảng. Ở khu vực Bàng La, diêm dân lien tục kéo nhau lên đồn Đoan, cử người đem đơn gửi công sứ tỉnh Kiến An đòi giảm thuế muối. Nhiều người tập hợp nhau nấu muối, đem bán, không nộp thuế cho đồn Đoan. Chính quyền thự dân cho lính vây bắt, nhân dân dấu tranh giải vây cho những người bị bắt.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay khủng bố phong trào cách mạng. Tiếp đó, phát xít Nhật gây chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương, Hải Phòng được chúng xác định là đầu cầu quan trọng để đánh chiếm Việt Nam. Ngày 36-9-1940, quân phát xít Nhật dung tàu chiến đổ quân lên bến Khuể, Đoàn Xá, Phúc Xá, tiến vảo Hải Phòng. Cánh quân Nhật từ Phúc Xá tiến ra Đại Lộc, đến cầu Nẻo chặn bắn tất cả những người Pháp từ bãi tắm trở về. Sau đó, Nhật chiếm đóng thị trấn Đồ Sơn. Dưới chế độ hà khắc của phát xít Nhật, nhân dân Đồ Sơn lại chịu thêm một tầng áp bức, bóc lột nữa. Đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc bí mật về Pác Bó (Cao Bằng) trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Tháng 5-1941, Người chủ tịch Hội Nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, đề ra nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh để đẩy mạnh tập hợp, xây dựng lực lượng chờ thời cơ vùng lên giành độc lập dân tộc. Phòng trào cách mạng cả nước có những chuyển biến mạnh mẽ. Những năm 1942-1943, ở Đồ Sơn, một số thanh niên đã thành lập Hội Hải Thiện. Đầu năm 1945, một số hội viên của Hội đã tham gia Việt Minh. Thời gian này, Ban cán sự Việt Minh tỉnh Kiến An đã cử đồng chí Đặng Quang Mạc (tức Hồng Thiết) sang Đồ Sơn tuyên truyền, gây dựng cơ sở. Đồng chí đã lập một tổ Việt Minh (Trong đó có đồng chí Hoàng Gia Thóc). Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945, các đồng chí Đặng Quang Chất (Dương Thủy), Khuân (Hải) được đồng chí Mai Côn phần công về Đồ Sơn xúc tiến việc xây dựng các cơ sở Việt Minh. Các xã Đồ Hải, Đồ Sơn, Ngọc Xuyên, Tiểu Bàng, Bàng Động, Phụ Lỗi, Trung Lộc đã có cơ sở Việt Minh. Phong trào quần chũng được phát động. Một số đoàn thể cứu quốc và tổ tự vệ được thành lập. Cán bộ Việt Minh đã tổ chức một số cuộc diễn thuyết, tuyên truyền cách mạng tại chợ Bàng. Tại đồn Bàng cũng có cơ sở Việt Minh của chiến khu Đông Triều do nhóm Trần Đình Thành Phụ Trách.
Cùng thời gian này, nạn đói xảy ra trầm trọng, ở Đồ Sơn nhiều người bị chết. Cán bộ Việt Minh đã tiến hành các hoạt động cứu đói. Dân chúng và tự về các làng thuộc Bàng La tham gia phá kho thóc ở Đoàn Xá. Những thanh niên tích cực ở Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên… vay gạo của nhà giầu nấu cháo cứu đói. Lòng tin của nhân dân vào cán bộ Việt Minh được tăng cường. Trên cơ sở đó, cán bộ Việt Minh đã có những hoạt động công khai, như tổ chức luyện tập quân sự, diễn thuyết kêu gọi quần chúng đấu tranh.
Để cổ vũ cho khởi nghĩa giành chính quyền ở Kim Sơn (Kiến Thụy), Ban cán sự Việt Minh tỉnh Kiến An quyết định đánh đồn Đoan ở Tiểu Bàng. Ngày 11-7-1945, tự vệ cứu quốc hóa trang làm người dân đem nộp muối bất ngờ tấn công đồn. Binh lính đồn Đoan đầu hang, ta thu được một khẩu súng săn, một máy chữ. Dân chúng vô cùng phấn khởi. Báo Cứu quốc số 28 ra ngày 5-8-1945 có bài “Tước khí giới đồn Bàng” : “Ngày 3-6 ta (11-7-1945) đội quân phủ Kiến Thụy Kiến An kéo tời đồn Bàng, một đồn nha thương chính, lấy được một súng đạn, máy chữ. Sau khi kéo cờ Việt Minh, rải truyền đơn, cùng dân chúng hô vang các khẩu hiệu kháng Nhật cứu nước, đội quân bắn súng thị uy rồi kéo đi. Bà con dân sự đồn Bàng trông khen nghĩa quân bằng con mắt cảm tình” .Trận đánh đồn Đoan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là lần đầu tiên lực lượng Việt Minh tỉnh Kiến An dùng lực lượng tự vệ vũ trang dánh địch dành thắng lợi, thúc đẩy phong trào cách mạng toàn tỉnh của nhân dân Đô Sơn tiến lên một bước mới.
Ngày 22-8-1945, lực lượng Việt Minh ở Đồ Sơn huy động 3 xe ô tô khách của tư nhân chở người lên thị xã Kiến An tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 23-8-1945, đông đảo nhân dân Đồ Sơn nô nức kéo lên thành phố Hải Phòng dự cuộc mít tinh của hàng vạn quần chúng giành chính quyền tại nhà hát lớn thành phố. Sáng ngày 24-8-1945, tự về quần chúng Bàng La lên thị xã Kiến An chào mừng sự ra mắt của chính quyền cách mạng tỉnh. Sau đó mọi người tỏa về địa phương giải tán chính quyền tay sai của địch, lập chính quyền cách mạng. Uy ban cách mạng lâm thời xã Tiểu Bàng do ông Nguyễn Đức Rực làm chủ tịch, xã Trung Lộc do ông Bùi Đình Quảng làm chủ tịch, xã Bàng Động do Nguyễn Xuân Thọ là chủ tịch, xã Phụ Lỗi do ông Nguyễn Quang Phát làm chủ tịch. Cũng sáng ngày 24-8-1945, một đội quân vũ trang của chiến khu Đông Triều tiến ra Đồ Sơn lập chính quyền cách mạng. KHi đoàn quân cách mạng tiến vào, hơn 3000 quần chúng từ các xã Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên đổ ra phối hợp giành chính quyền. Các chiến sĩ và nhân dân chiếm trụ sở chính quyền địch, đồn bảo an, pháo đài, thu hồi, niêm phong các biệt thự ở khi bãi tắm. Chánh tổng, lý trưởng các xã giao nộp sổ sách, triện đồng. Chính quyền cách mạng lân thời Đồ Sơn được thành lập. Các xã cũng thành lập chính quyền cách mạng lâm thời. Ủy ban cách mạng lâm thời xã Đồ Sơn do ông Hoàng Xuân Mai làm chủ tịch, xã Đồ Hải do ông Hoàng Da Xạ, xã Ngọc Xuyên do ong Lê Viết Thân làm chủ tịch.
Cùng với cả nước, Cách mạng tháng Tám 1945 ở Đồ Sơn đã giành thằng lợi, mở ra trang sử mới của quê hương. Từ thân phận nô lệ, mất nước, nhân dân Đồ Sơn trở thành người dân của nước Việt Nam độc lập, làm chủ biển khơi, bãi muối, đồng ruộng yêu dấu của mình.