Phong tục -Tập quán
1. Phong tục:
Cư dân thị xã Đồ Sơn số đông làm nghề cá, nghề muối, nghề nông, thủ công. Công thương nghiệp mãi sau khi thực dân Pháp xâm chiếm vùng đất này và làm đường nối liền Đồ Sơn với thành phố Hải Phòng mới phát triển.
Sinh hoạt và tính cách của các nhóm cư dân này có nhiều nét khác nhau. Về nhà cửa, cư dân ngư nghiệp ở bám biển và các nhà dân gần nhau, tạo thành những quần cư đông đúc, nhà cửa thấp và ăn ở đơn giản, không cầu kỳ. Cư dân nông nghiệp thì rải rác hơn và nhà cưa rộng rãi, thoáng đạt hơn. Khi làm nhà, họ có ý thức về chọn hướng và cấu trúc một căn nhà có nhiều bộ phận hơn theo lối gọn bừa. Trong gia đình, cả đàn ông và đàn bà đều là lao động chính. Đàn ông cày bừa, khai hoang, làm đất. Đàn bà gặt hái, thu hoạch, gieo trồng… Công việc quanh năm ngày tháng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nhiều năm được mùa thì lại nhiều năm mất mùa nên họ phải tính toán lo toan. Vì thế đã tạo nên tính cách cần cù, nhẫn nại, chai lì. Họ rất tiết kiệm, quanh năm ăn độn sắn, khoai ( trừ những ngày giỗ, tết). Trong nhà lúc nào cũng có lương thực dữ trữ. Thường họ ít nói, tính thâm trầm, ít cởi mở. Trong gia đình từ ông bà, cha mẹ, con cái đều có tôn ti trật tự, việc thờ cúng chu đáo, đầy đủ nghi thức và chú ý đến việc học hành của con trẻ. Cuộc sống của nhóm cư dân nông nghiệp bình lặng, chặt chẽ và vững vàng qua ngày này sang ngày khác.
Nhóm cư dân ngư ngiệp sống và sinh hoạt đơn giản hơn. Công việc của họ là đánh cá ngoài biển đều do người đàn ông đảm nhiệm. Trình độ đánh bắt thô sơ, phương tiện đơn giản như thuyền gỗ, buốm cói, buồm vải, lưới gai, lưới tơ. Sau hòa bình lập lại, các Hợp tác xã mới có thuyền sắt. Việc lao động cũng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, bão gió luôn rình rập người đi biển. Mỗi lần người chồng xuống biển ra khơi, vợ con ở nhà lo lắng, cầu thân linh che chở và họ nhớ ngày chồng ra đi để nếu có rủi ro không trở về thì lấy ngày đó làm giỗ. Người phụ nữ ngư nghiệp tuy không vất vả như người đàn ông song phải thay chồng làm mọi việc nhà như: nấu mắm, làm chượp, chắp gai, đan lưới, phơi cá,…Phần lớn họ ít được học hành, trình độ thấp song gia đình rất hòa thuận vì họ biết chịu đựng, chiều chồng, chiều con. Do đặc điểm lao động sinh tồn nên đã hình thành bản sắc của ngư dân Đồ Sơn: thân hình vạm vỡ, giọng nói nặng vang, ăn tiêu rộng rãi, ít dè sẻn, thích ngoa du kucs nghỉ ngơi, sống phóng khoáng với vợ con, bạn bè. Tuy nhiên, vì họ không lo đến dự trữ kinh tế nên khi gặp khó khăn, hoặc thiên tai thường đói kém trước tiên.
Trong xã hội Đồ Sơn trước kia, ngoài hai nhóm cư dân chính cón có một số ít cư dân lớp trên( gồm một số người có học và có chức sắc) thường là chánh, lí, hương, mcj, các ông đồ, ông khóa, thầy lang, pháp sư. Gia phong những người này thwo học thuyết Khổng Mạnh. Ngoài việc thu nhập nhàn hạ do sự bố trí của xã hội đưa lại, một số trí thức đương thời có lói chơi “ phú đồng tiên “ để xin thơ hoặc xin đơn thuốc chữa bệnh, phán đoán vận mệnh các nhân, thời cuộc…Giới văn học Đồ Sơn xây dựng được hai văn chỉ của chai xã Đồ Sơn, Đồ Hải, xuân thu nhị kỳ tổ chức tế Khổng Tử, thất thập nhị hiển. Danh sách hậu phối tế thánh còn lưu lại đến ngày nay bằng chữ Hán.
Cư dân xã Bàng La có 3 nhóm: diêm nghiệp, nông nghiệp và thương mại vận tải( mỗi khi xuống thuyền, thuyền rời bến, người ta thường nói tắt là “ đi ngược “). Nhóm cư dân buôn bán phát triển mạnh khi nghề làm muối thịnh hành. Thời trước, ở Bàng La có nhiều bến cảng nhỏ buôn bán tấp nập với cả người nước ngoài( chủ yếu là người Hoa), đã lập nên những phố buôn bán: phố Khách, phố Nhội…Từ khi Phố Hiến ra đời thì việc buôn bán ở Bàng La tàn lụi dần.
2. Hôn nhân
Do đặc điểm của từng địa phương, việc tổ chức cưới xin ở Đồ Sơn cũng đơn giản, không rườm rà, các thủ tục cũng diễn ra như một số địa phương khác. Con giá một số nơi đi lấy chồng phải nộp gạch để lát đường làng, còn ở Đồ Sơn con gái đi lấy chồng phải nộp một đôi mâm đồng, đường kính khoảng một thước rưỡi, thước sáu ta. Trai gái lấy nhau trước kia thường là qua mối lái hoặc là sắp đặt của bố mẹ. Trước ngày cưới một hôm, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Lễ đón dâu cũng có dăm ba người lớn tuổi, có uy tín trong họ và một số người có tuổi cùng an hem, bạn bè chú rể. Lễ cưới của nhà trai thường có hai lễ( một lễ bên nội, một lễ bên ngoại của cô dâu). Lễ to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của nhà giàu hay nghèo, thường thì gồm trầu cau hai lễ, rượu hai lễ, gà, thịt, gạp nếp, chè,…đều hai lễ. Họ nahf gái khi đưua dâu về nhà trai thường được họ nhà trai mời lại ăn nuống rất cẩn thận và có phong bao tiền đem về. Những người đến mừng cho gia đình nhà gái thường được mời ăn uongs, không phải mừng lại.
Riêng ở xã Bàng La, việc hôn nhân cũng theo truyền thống “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Trong thời gian dạm hỏi đến lúc cưới, nhà trai phải đi đủ hai lễ trong ngày Tết Nguyên đán và Tết Đoan ngọ ( như vậy là nhà gái muốn thử lòng kiên trì và sự đối xử của nhà trai với gia đình nhà vợ tương lai). Đám cưới khi đón dâu có tục chăng dây, nahf trai phải chuẩn bị nhiều tiền lẻ để cuộc rước dâu được dễ dàng.
3. Tang ma:
Về tang ma cũng có quy định riêng: nhà nghéo khi có người chết thì xin đưa phu họ. Nhà khá giả thì xin đưa phu làng, xã hay hàng tổng.Nếu là nhà có chức sắc thường phải mời quan huyện, quan tỉnh đề chủ.
Khi nhà có việc hoặc là tang gia hay làng xã hội họp thì dung việc bán tin bằng khẩu lệnh trống:
-Trống họ ( một hồi 5 tiếng)
- Trống làng ( ba hồi ba tiếng)
- Trống xã ( ba hồi sáu tiếng)
- Trống hàng tổng ( ba hồi chin tiếng)
- Trống gọi mõ: đánh hai tiếng một( khi nghe tiếng trống, dù làm mõ đang bận việc gì cũng phải đến ngay).
Đi đưa ma: đánh trống nhịp ba ( việc đánh trống đưa ma phải chon người và nhiều người tranh nhau vào các vị trí đánh trống này, như trống khẩu( chấp hiệu nội), trống to( chấp hiệu ngoại), chiêng( chấp chinh), theo thứ hạng đánh trống mà đám kính biếu đến từng người khác nhau.
Khu vực xã Bàng La, người chết có danh vị chức sắc thì cả tổng đến ba ngày, người đi tế về được hưởng cặp bánh dầy. Đàn ông chết thì đám có minh tinh, nhà tang, đàn bà chết thì có thuyền giấy.
Khi người trong gia đình chết, phải xem giờ, ngày nhập quan. Ngày đưa ma, nếu không được ngày thì gia đình phait túc trực bên kinh cữu nhiều ngày, hiện nay theo quy định mới, lễ này đã bỏ. Việc khâm liệm tùy từng gia đình giàu nghèo để mời pháp sư về yểm bùa. Tùy theo tuổi tác và ngày giờ qua đời , người chết được kê đầu bằng viên gạch hoặc hai chiếc bát và phủ lên thi hài tàu lá cọ, bộ tổ tôm( nếu là đàn ông và người già), trầu cau( nếu là đàn bà), con cái chỉ được khóc khi đậy nắp quan tài. Thể thức phát khăn tang được quy định chặt chẽ. Riêng việc chống gậy cũng có quy định hành lễ. Khi phát tang, tiêng người con trưởng không tự mặc áo mà cứ cầm áo đứng bên kinh cữu, ông trưởng tộc phải mặc áo tang cho.
Ngày xưa, khi nhà có đám thì ngoài lo việc tang ma là kèm theo lo việc ăn uống. Gần đây thì chỉ sau 3 ngày, gia đình nhà đám phải đến tận nơi mời những người đã đi đưa đám đến nhà dung cơm để bày tỏ lòng cảm ơn.Cũng có gia đình không có điều kiện thì có lễ vật mang đến cảm ơn thường là lạng chè, gói thuốc lá…Việc cúng bái người chết cũng làm như nơi khác, một trăm ngày cúng to hơn, bốc mộ là hết tang.
4. Lễ, Tết
Trước đây, mỗi năm hội làng thì dựa vào sổ hương ẩm để báo cho người đến tuổi phải làm “ cai đám”. Nhiệm vụ của người cai đám là thường trực phục vụ, giúp cho các làng, giáp chuyên lo phần nghi lễ.
Đồ Sơn vào tháng chạp họ nào cũng tổ chức chạp tổ, sớm nhất là vào ngày 20, muộn nhất vào ngày 26. Ngày chạp tổ thường rất đông vui, mọi người dù ở xa cũng nhớ về ngày này, nếu quá bận rộn không về được thì con cái phải về. Đây là nếp sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa nhớ về cội nguồn.
Quan trọng nhất vẫn là ngày Tết nguyên đán. Cả nhà sum họp trong bữa cơm chiều 30. Bàn thờ được bày biện đẹp đẽ, uy nghiêm, khói hương nghi ngút. Phút giao thừa nhà nào cũng sắp lễ ngoài trời khấn lễ Thiên quan. Sáng ngày 1 Tết, mọi người ăn mặc quần áo đẹp nhất để đi chúc tết. Trong những ngày tết, ai cũng vui vẻ, dường như họ tạm quên đi tất cả những khó khăn thường ngày, han hoan trong những lới chúc tụng và những ly rượu ngất ngây. Nhà nghéo thì ăn tết một, hai ngày; nhà giàu thì ăn tết mươi, mười lăm ngày. Có nhà hôm hóa vàng, giết thêm lợn hoặc gói bánh chưng. Bánh chưng Đồ Sơn thường to và thơm ngon( gạo nếp được nhuộm nước lá giềng). Ngày tết, các gia đình thường cắm cây Nêu.
Đồ Sơn trước đây không có tết Thanh Minh mà tảo mộ vào ngày 29,30 tết. Gần đây do ảnh hưởng của một số cư dân nơi khác sống tại đây và do sự giao tiếp của một số người Đồ Sơn chịu ảnh hưởng của nơi khác nên phong tục này dần thành lệ. Song họ chỉ đi tảo mộ và thắp hương ở nhà chứ không lễ bái gì lớn.
Trong tết Đoan Ngọ người Đồ Sơn quan tâm nhất đến lúc rạng Đông, xét đoán gió bão nhiều hay ít để chuẩn bị kế hoạch đi biển đánh cá. Thường ngày hôm ấy, nước biển xuống thấp nên dân đánh cá rủ nhau ra các rait đa đục những hải sản bám vào đá như hàu, hà, mò cua, cà rá. Trên rừng họ hái lá chè, lá vối để dung hoặc mang xuống chợ bán. Họ quan niệm rằng hái thuốc, hái chè mùng 5 tháng 5 ( tết Đoan Ngọ ) là tốt nhất, rất nhiều người mua. Các bà đỡ cũng được tết trong dịp này. Trẻ em thì vui sướng được đeo các vòng chỉ ngũ sắc, bôi vôi vào cổ, ăn rượu nếp, xôi chè, hoa quả, gọi là giết sâu bọ.
Xã Bàng La còn có lễ Nguyên tiêu ( rằm tháng riêng), tổ chức phóng đăng, thả thuyền xuống nước đót cà cho các chất diêm sinh và than cháy phóng ra như pháo hoa rất đẹp. Từ 7 đến 11 tháng riêng, Bàng La tổ chức lễ hội mùa Xuân, có lễ vật và lễ rước nước.
5. Về ăn uống cỗ bàn
Ngày xưa, cỗ ngồi 4 người, sau năm 1945 ngồi 5 người và nay ngồi 6 người. Cỗ ngồi đình là cỗ to nhất ( các thức ăn toàn sơn hào hải vị). Họ ngầm thi nhau làm cỗ to, nhất là khi có đám. Ngoài cỗ mặn, còn có cỗ chay như bánh hú, chè lam, bánh xu xê, bánh gai,…Dù là cỗ đám ma hay đám cưới thì chất lượng cỗ Đồ Sơn vẫn khác với nhiều địa phương khác.
Cỗ Đồ Sơn to và chuộng thực, cỗ Tiểu Bàng chuộng hoa mỹ, cầu kỳ.
6. những điều kiêng kị:
Nhà có việc buồn, “ có bụi” thì không tham dự vào các cuộc vui, cho nên những người mua trâu dự hội chọi trâu gia đình phải vui vẻ, ấm cúng, không có đại tang. Đặt tên cho con phải tránh các tên các cụ bề trên. Mỗi ngành, mỗi nghề lại có sự kiêng kị khác nhau( như ngày giờ xuống lưới đánh cá
Ngày nước kém, ngày đầu tháng sớm mai đối với dân buôn bán…) Đặc biệt, người Đồ Sơn hiêng tên thành hoàng là Tước, nhưng không phát âm được âm “tr” nên họ gọi “đi trước” là “đi xưa”; Ở Tiểu Bàng kiêng tên thành hoàng làng tên là Hương nên “hương” nói là “nhang”.