Tín Ngưỡng - Tôn giáo
1.Tín ngưỡng
Người Đồ Sơn giống như cộng đồng người Việt đồng bằng Bắc bộ, có tín ngưỡng dân gian như: thờ cúng ông bà, tổ tiên; thờ thần thánh và thành hoàng làng; thờ thủy thần…Hiện nay, Đồ Sơn có khoảng hơn 10 địa điểm tín ngưỡng thờ cúng như: Đình Ngọc, đền Vừng, đền Vạn Ngang, đền Nghè, đền Dáu…
Trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, người Đồ Sơn tôn vinh 6 vị có công khai phá đất đai, mở mang cơ nghiệp là Lục bộ tiên công và lập đền thờ( xem thêm ở phần “ Đền Nghè”, mục “ Di tích lịch sử - văn hóa – danh lam thắng cảnh “). Ngoài Lục bộ tiên công ra, người Đồ Sơn còn thờ 2 vị thần bảo trợ là Đế Thích thần vương( vị thần trên trời) và Nam Hải thần vương( vị thần dưới biển). 6 vị Tiên công và 2 vị thần bảo trợ gọi chung là Bát bộ tôn thần.
Ở Đồ Sơn còn thờ thần Điểm Tước( thần vết chân chim Sẻ). Thần Điểm Tước không kể vào Bát bộ tôn thần, được coi là vị chủ thần, đồng thời là Thần Hoàng làng Đồ Sơn. Trong sách “ Đồ Sơn tổng sắc thần “ có ghi đủ 16 đạo sắc phong thời Lê từ năm Đức Long thứ 6( 1643 ) đến năm Cảnh Hưng thứ 4 ( 1743 ). Cả tổng Đồ Sơn xưa thờ chung thần Điểm Tước tại Đền Nghè và đình Công. Các xã cũng có đình thờ Ngài.
- Xã Đồ Hải có đình Đồ Hải.
- Xã Ngọc Xuyên có đình Ngọc.
- Xã Đồ Sơn có 3 đình ở 3 thôn:
+ Đình Đông
+ Đình Đoài
+ Đình Nam
Các đình này đến nay không còn nữa. Gần đây, UBND phường Vạn Sơn cho xây dựng trên nền cung đình Nam một nhà văn hóa. Trong nhà văn hóa có hương án, bài vị thờ thần Điểm Tước và Bát bộ tôn thần cùng các vị anh hung liệt sĩ. Nhân dân trong phường thường xuyên đến đây hành lễ. hàng năm tổ chức thế thần vào ngày 8/8 âm lịch( trước lễ chung kết Hội chọi Trâu 1 ngày).
Còn ở xã Bàng La, cả 3 làng Bàng Động, Phụ Lỗi, Tiểu Bàng đều thờ 1 vị thần tên húy là Hương. Đây chính là thờ bà Tống Thái hậu – mẹ vua Tống Đế Bích, vua cuối cùng bị nhà Nguyễn đánh bại; mẹ của Tống Đế Bích cùng các thị nữ nhảy xuống biển trôi dạt vào của Cờn( Nghệ An)…Thấy linh thiêng nên bà con dân chài ở đây thờ cúng, mong được che chở.
Từ thế kỉ XVI trở về sau, ở Tiểu Bàng( Bàng La), dân còn thờ Nam HẢi đại vương – Đức Thánh Niệm( tức Phạm Tử Nghi).
Nhìn chung, hoạt động tín ngưỡng ở Đồ Sơn từ cưa đến nay diễm ra lành mạnh. Hoạt động tín ngưỡng là dịp biểu lộ và củng cố khối hợp quần của cộng đồng làng xã nhằm tăng thêm sức mạnh trong việc giữ làng, dựng làng, giữ nước và dựng nước. Chình vì vậy, phần lớn các hoạt động tín ngưỡng đều xuất phát từ lòng thành kính biết ơn, tưởng niện công đức đối với những người có công với quê hương, đất nước. Những sự tích, những chiến công, những phẩm chất anh hùng, cao quý của họ đã thông qua tín ngưỡng thờ cúng mà sống mãi qua nhiều thế hệ, góp phần tạo dựng và phát triển không ngừng những truyền thống quý báu: anh dũng đấu tranh dụng nước và giữ nước, uống nước nhớ nguồn…
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của hoạt động tín ngưỡng, Đồ Sơn cũng xảy ra việc lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan như lên đồng, rút thẻ, có nơi hoạt động tín ngưỡng mang tính kinh doanh. Những hiện tượng này cần xóa bỏ.
2. Tôn giáo:
Đạo Phật là tôn giáo thâm nhập ở Đồ Sơn sâu sắc nhất. Một số nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học cho rằng Phật giáo du nhập vào nước ta từ Ấn Độ bằng đuồng biển qua Đồ Sơn. Thành cổ Nê Lê tương truyền do vua A Lục là một người mộ đạo Phật ở Ấn Độ xây. Chùa Hang Đồ Sơn tương truyền là nơi nhà sư ở Thiên Trúc đến trụ trì từ thế kỉ III TCN. Đó là sư Bầm, tu trong hang, và giảng đạo. Ngài mặc áo pháp quấn theo kiểu Ấn Độ( Nam Tông ) và đi khuất thực nuôi thân, không tự nấu ăn, mặc không kín thận, khác với người bản xứ. Người ta còn truyền ngôn rằng sư Bầm dựng chùa trên núi Chòi Mòng( Mẫu Sơn), sau đó ngài viên tịch và hóa ở chùa Hang.
Trải qua các triều đại phong kiến, hệ thống chùa chiền, tượng tháp ở nước ta từng bước được chú trọng xây dựng.
Ở Đồ Sơn cũng vậy, vào triếu đại nhà Lý( thế kỉ XI) một loạt các chùa chiền, tượng tháp được mọc lên, như chùa Vân Bản, tháp Tường Long…các triều đại kế tiếp, xuất hiện: chùa Bàng Động, chùa Tiểu Bàng, chùa Phụ Lỗi, chùa Độc, chùa Làng, chùa Chợ, chùa Đông, chùa Đoài,chùa Nam, chùa Khánh Minh, chùa Phúc Thắng, chùa Phật Tích,…Đặc biệt, ngọn tháp Tường Long – một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc thế kỉ XI. Đây là ngôi tháp báu tọa lạc giữa cảnh quan thiên nhiên, núi cao, biển rộng, làm thảo mãn tâm linh người dân Đại Việt nói chung và người dân Đồ Sơn nói riêng lúc đó. Tuy nhiên theo thời gian và những chuyển biến xã hội, nhiều nơi thờ Phật ngày nay đã không còn.
Thời thuộc Minh, từ năm 1419 đến năm 1425, nhà sư Phạm Ngọc tu ở chùa Đồ Sơn, đã trút bỏ cà sa, dấy lên cuộc khởi nghĩa chống giặc, được nhân dân trong vùng hưởng ứng.
Trong những năm thực dân Pháp tạm chiếm ( 1946 – 1955), nhiều công trình tôn giáo ở Đồ Sơn, đặc biệt hệ thống chùa chiền bị xóa bỏ. Nhiều tượng Phật, chuông đồng bị hủy hoại. Hoạt động tôn giáo ở Đồ Sơn thời gian này tạm lắng. Một số chùa có vị trí đặc biệt lại là nơi hoạt động của những người kháng chiến, nhà chùa trở thành cơ sở cách mạng.
Những năm gần đây và hiện nay, Phật giáo ở Đồ Sơn có xu hướng được củng cố và phát triển. Nhiều chùa đã được phục dựng lại. Từ khi xây dựng chùa trên nền tháp Tường Long ( dầu tích cũ), với sự giúp đỡ của Thành hội Phật giáo Hải Phòng, nhiều chùa, miếu được trùng tu.
Ở Đồ Sơn, trước cách mạng tháng 8 thực dân Pháp xây một nhà thờ đạo Thiên chúa( hiện nay thuộc xóm Sóng thuộc phường Vạn Sơn – trên đường vào trại điều dưỡng 295, con chiên là người Pháp đang sống ở Đồ Sơn). Cũng trong thời gian trước năm 1945, người Pháp ở Đồ Sơn có mở một Trường Cố đạo( gần địa điểm Hang Dơi hiện nay).Trường do một cố đạo chuyên dạy văn hóa, trước giờ vào học bắt buộc học sinh phải hát một bài thánh ca. Đặc biệt, trường này tuyển sinh học sinh trong cả đạo và ngoài đạo. Thực hiện tiêu thổ kháng chiến( 1946), toàn bộ khu phố Đồ Sơn bị phá bỏ, nhưng riêng nhà thờ đạo vẫn được giữ lại. Các con chiên chạy về nội thành Hải Phòng hoặc trở về quê quán sinh cơ lập nghiệp. Trường cố đạo khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ(1946) cũng giải tán, không tiếp nhận học sinh nữa. Đến năm 1952, Nhà thờ Thiên Chúa giáo bị phá bỏ, do thực dân Pháp lấy địa điểm này xây dựng sân bay Đồ Sơn.