✨ NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG TRÁNH CÁC HÀNH VI LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG ✨
✨ NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG TRÁNH CÁC HÀNH VI LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG ✨
📌 Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, các đối tượng xấu đã và đang lợi dụng không gian mạng để thực hiện nhiều hành vi lừa đảo tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, thậm chí ảnh hưởng đến danh dự và tính mạng của người dân. Trước thực trạng này, việc trang bị kiến thức để nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân, tổ chức.
📍Dưới đây là một số phương thức phổ biến mà các đối tượng thường sử dụng, cùng với các biện pháp cơ bản giúp người dân nâng cao cảnh giác, chủ động bảo vệ bản thân và gia đình trước các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng:
I. Phương thức, thủ đoạn lừa đảo
1. Giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện lừa đảo.
2. Giả danh nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu, đề nghị ứng tiền khám chữa bệnh.
3. Giả danh nhân vật, cơ quan có uy tín, sức ảnh hưởng liên hệ cung cấp dịch vụ lây lại tiền đã bị lừa đảo, đã bị chiếm đoạt cho nạn nhân.
4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công để xác nhận việc trả tiền.
5. Giả mạo Website cơ quan, doanh nghiệp để phát tán tin nhắn giả mạo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.
6. Lừa đảo tuyển cộng tác viên online; mua bán online; rao bán hàng giả, hàng nhái trên các trang mạng...
7. Lừa đảo đầu tư tiền ảo, chứng khoán, đa cấp.
8. Lừa đảo đánh số lô, số đề, cờ bạc; cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen.
9. Giả chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng của người khác, sau đó liên tục gọi điện đòi lại.
10. Làm quen qua mạng, lợi dụng tình cảm của nạn nhân để lừa chuyển tiền, kêu gọi đầu tư tài chính.
11. Vay tiền qua App.
12. Đánh cắp, mạo danh tài khoản mạng xã hội nhắn tin lừa đảo; dụ dỗ mua “combo du lịch giá rẻ”.
13. Thông báo “khóa sim” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.
14. Tuyển người mẫu nhí; tuyển nhân viên xuất khẩu lao động việc nhẹ lương cao.
15. Sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để tạo ra những cuộc gọi “Deefake, Deepvoice” giả người thân để lừa đảo…
II. Biện pháp phòng tránh
1. Gọi điện thoại xác minh khi người thân hỏi vay tiền qua không gian mạng.
2. Cảnh giác với các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, không tham gia các nhóm “chat” từ lời mời trên mạng xã hội khi không xác minh rõ nguồn gốc của nhóm.
3. Cảnh giác với thủ đoạn người nước ngoài làm quen qua mạng xã hội.
4. Báo với cơ quan Công an nơi cư trú hoặc nơi gần nhất khi nhận được tiền không rõ do ai chuyển.
5. Không vay tiền qua App (phần mềm ứng dụng) không rõ nguồn gốc.
6. Không đầu tư tài chính trên các sàn giao dịch không chính thống.
7. Không truy cập vào đường “link” lạ, bản thân không có khả năng xác minh.
8. Không chuyển bất cứ khoản tiền nào để mua đơn hàng theo yêu cầu của đối tượng.
9. Không cung cấp bất kỳ nội dung gì liên quan đến thông tin cá nhân, hình ảnh riêng tư hoặc thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP cho người khác biết.
10. Không chuyển bất cứ khoản tiền nào để chứng minh tài chính của mình.
🔔 Mỗi người dân hãy là một "lá chắn thông tin" vững vàng, không chia sẻ thông tin cá nhân tùy tiện, không chuyển tiền theo yêu cầu của người lạ, và tuyệt đối không truy cập các đường link không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện hành vi đáng ngờ, hãy thông báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
✅ Chủ động – Cảnh giác – Hành động đúng cách chính là chìa khóa để mỗi chúng ta góp phần đẩy lùi nạn lừa đảo trên không gian mạng, xây dựng một môi trường số an toàn, lành mạnh cho cộng đồng.