TIN MỚI

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Tóm tắt Đề án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hải Phòng năm 2025

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025); Các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 02 cấp; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng trình Chính phủ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của thành phố năm 2025 như sau:

Phần I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

 I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ

1. Căn cứ chính trị

– Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

– Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định.

– Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

– Các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 02 cấp.

– Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025), trong đó “Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 – 70% số lượng ĐVHC cấp xã so với hiện nay”.

2. Căn cứ pháp lý

– Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025).

– Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

– Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC năm 2025.

– Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022).

– Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

– Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

– Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

– Hướng dẫn số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC về định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp ĐVHC.

II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1. Chính quyền địa phương nước ta có quá trình hình thành, phát triển gắn với quá trình tổ chức ĐVHC 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) ổn định xuyên suốt từ thời kỳ đầu thành lập nước đến nay cơ bản bảo đảm sự kế thừa, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hoá của mỗi ĐVHC.

2. Hiện nay, việc chia nhỏ ĐVHC và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 03 cấp đã phát sinh nhiều bất cập, làm phân tán các nguồn lực, không phát huy được hết lợi thế, tiềm năng phát triển của các địa phương; làm tăng số lượng ĐVHC các cấp, theo đó tăng số lượng các cơ quan, tổ chức của đảng, đoàn thể, chính quyền, tăng số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, dẫn đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói riêng, hệ thống chính trị các cấp nói chung cồng kềnh, tầng nấc, lãng phí ngân sách nhà nước và nguồn lực cho đầu tư phát triển.

3. ĐVHC cấp xã hiện nay có quy mô không đồng đều, trong đó khu vực đồng bằng sông Hồng hoặc khu vực các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh …) cơ bản có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng dân số lại tập trung đông hơn so với các khu vực còn lại; ngoài ra, tốc độ đô thị hóa hiện nay đã làm cho mật độ dân số tại các phường thuộc khu vực đô thị trên cả nước ngày càng tăng nhanh và có sự chênh lệch ngày càng lớn so với các xã thuộc khu vực nông thôn.

4. Từ thực tiễn tổ chức ĐVHC các cấp thời gian qua và kết quả tích cực của công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã các giai đoạn 2019 – 2021 và 2023 – 2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ban hành đã ban hành Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/02/2025, Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 trong đó đã yêu cầu “Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số ĐVHC cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số ĐVHC cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 02 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể), bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” và các Kết luận về sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 02 cấp, trong đó định hướng cụ thể về nguyên tắc và tiêu chuẩn sắp xếp ĐVHC cấp xã.

Từ các căn cứ nêu trên, việc tiếp tục sắp xếp các ĐVHC cấp xã là cần thiết nhằm góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, tinh giản biên chế; tiết kiệm chi cho ngân sách, góp phần vào cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống và nâng cao chất lượng, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; nâng cao đời sống Nhân dân; đảm bảo quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo theo tinh thần chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Phần II. HIỆN TRẠNG ĐVHC CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

I. HIỆN TRẠNG ĐVHC CÁC CẤP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1. Thành phố Hải Phòng

1.1. Diện tích tự nhiên:

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến thời điểm ngày 31/12/2024, diện tích tự nhiên của toàn thành phố Hải Phòng là 1.526,44 km2.

1.2. Quy mô dân số:

Theo số liệu quản lý dữ liệu dân cư tính đến thời điểm ngày 31/12/2024, quy mô dân số (gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) của thành phố Hải Phòng là 2.468.029 người, trong đó dân số thường trú là 2.276.548 người và dân số tạm trú (bao gồm cả tạm trú quy đổi) là 191.481 người.

1.3. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã: 15 ĐVHC cấp huyện, gồm: 01 thành phố Thủy Nguyên, 08 quận (Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh, An Dương) và 06 huyện (An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 167 ĐVHC cấp xã (79 phường, 07 thị trấn và 81 xã), cụ thể được thống kê chi tiết tại Bảng sau:

TTTên ĐVHC cấp huyệnDiện tích (km2)Dân số (người)Số lượng ĐVHC cấp xã trực thuộc
Tổng sốTrong đó
PhườngThị trấn
 Cộng1.526,442.468.02916779817
1Quận Hồng Bàng39,77178.0521010  
2Quận Ngô Quyền11,2197.76188  
3Quận Lê Chân11,95270.22277  
4Quận Hải An97,64153.396

8

8  
5Quận Kiến An29,63127.96977  
6Quận Đồ Sơn46,4466.86666  
7Quận Dương Kinh46,765.19866  
8Quận An Dương78,97198.5441010  
9Thành phố Thủy Nguyên269,1395.06121174 
10Huyện An Lão117,74166.00717 152
11Huyện Kiến Thụy108,86162.76716 151
12Huyện Tiên Lãng195,22188.80919 181
13Huyện Vĩnh Bảo183,18225.48020 191
14Huyện Cát Hải286,9871.21112 102
15Huyện Bạch Long Vĩ3,07686    

2. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện phải sắp xếp năm 2025

Đối chiếu với tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy mô của 167 xã, phường thị trấn của thành phố Hải Phòng như sau:

– Đạt cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số: 40 đơn vị.

– Đạt 01 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên: 18 đơn vị.

– Đạt 01 tiêu chuẩn về quy mô dân số: 63 đơn vị.

– Không đạt cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số: 46 đơn vị.

Theo quy định tại Khoản 2 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 “Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã được thưc hiện đối với các ĐVHC có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số chưa đáp ứng tiêu chuẩn của ĐVHC tương ứng”. Như vậy thành phố Hải Phòng có 127/167 ĐVHC cấp xã (chiếm 76%) chưa đảm bảo cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số thuộc diện phải sắp xếp năm 2025.

Phần III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

Thành phố Hải Phòng thực hiện sắp xếp 167 ĐVHC cấp xã để thành lập 50 đơn vị cơ sở (gồm 24 phường, 24 xã và 02 đặc khu), giảm 117 ĐVHC cấp xã (70,05% số ĐVHC cấp xã hiện tại của thành phố), trong đó cả 50/50 đơn vị cơ sở mới (gồm cả 02 đặc khu) đảm bảo nguyên tắc sắp xếp theo quy định của Trung ương (39 đơn vị cơ sở đạt cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số; 11 đơn vị cơ sở  được hình thành từ 03 ĐVHC cấp xã trở lên), cụ thể:

1. Thành lập phường trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 06 phường thuộc quận Hồng Bàng: Hoàng Văn Thụ, Minh Khai, Phan Bội Châu, Thượng Lý, Sở Dầu, Hùng Vương và 1 phần của phường Gia Viên quận Ngô Quyền (khu vực từ Trung tâm Hội nghị thành phố đến cầu Hoàng Văn Thụ), lấy tên là Phường Hồng Bàng 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của Phường Hồng Bàng 1: tại Trung tâm Chính trị – Hành chính quận Hồng Bàng hiện nay.

2. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 04 phường thuộc quận Hồng Bàng: Phường Quán Toan, phường An Hồng, Phường An Hưng (sau khi đã chuyển 1 phần phía Nam quốc lộ 5 sang quận An Dương), phường Đại Bản (sau khi đã chuyển 1 phần phía Nam quốc lộ 5 sang quận An Dương); một phần phường Lê Thiện thuộc quận An Dương (Khu vực tổ dân phố Dụ Nghĩa 1, phía Bắc quốc lộ 5) và một phần phường Tân Tiến thuộc quận An Dương (Khu vực vườn hoa, một phần KCN Nhật Bản – Hải Phòng thuộc tổ dân phố 6 Do Nha, phía Bắc Quốc lộ 5) lấy tên là Phường Hồng Bàng 2.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Hồng Bàng 2: tại trụ sở phường An Hồng hiện nay.

3. Thành lập phường trên cơ sở nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường thuộc quận Ngô Quyền: Gia Viên (đoạn đường Trần Phú – Điện Biên Phủ – Lê Hồng Phong về phía Bắc, trừ khu vực từ Trung tâm Hội nghị thành phố đến chân cầu Hoàng Văn Thụ chuyển về quận Hồng Bàng); Đông Khê (đoạn đường Lê Hồng Phong – Đường 35m (đường 100m quy hoạch cũ) – Chùa Vĩnh Khánh về phía Bắc) và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 phường: Máy Chai, Cầu Tre, Vạn Mỹ, lấy tên là Phường Ngô Quyền.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Ngô Quyền: tại số 19-21 Đà Nẵng, Gia Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng (trụ sở Quận Ngô Quyền cũ, hiện nay Thành phố đang cho Công ty TNHH MTV Hoa Tiêu Hàng Hải Miền Bắc sử dụng).

4. Thành lập phường trên cơ sở nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường thuộc quận Ngô Quyền: Gia Viên (đoạn đường Trần Phú – Điện Biên Phủ – Lê Hồng Phong về phía Nam); Đông Khê (đoạn đường Lê Hồng Phong – Đường 35m (đường 100m quy hoạch cũ) – Chùa Vĩnh Khánh về phía Nam); Cầu Đất (trừ phần từ tim đường Cầu Đất về phía Quận Lê Chân chuyển về Quận Lê Chân); Lạch Tray (trừ phần từ tim đường Lạch Tray về phía Quận Lê Chân chuyển về Quận Lê Chân) và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đằng Giang, lấy tên Phường Gia Viên.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Gia Viên: tại Lô 26A, Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng (trụ sở Trung tâm Chính trị – Hành chính Quận Ngô Quyền hiện nay).

5. Thành lập phường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 phường thuộc quận Lê Chân: Hàng Kênh, Dư Hàng Kênh, Kênh Dương và một phần Phường An Biên (khu vực phường An Biên cũ và một phần phường Cát Dài cũ), một phần phường Trần Nguyên Hãn (toàn bộ phường Hồ Nam cũ, phường Dư Hàng cũ và một phần phường Trần Nguyên Hãn cũ) và một phần phường Vĩnh Niệm (một phần dự án Agape có vị trí phía Đông đường Võ Nguyên Giáp) và một phần mở rộng ra tim đường Lạch Tray (thuộc địa bàn quận Ngô Quyền, trừ khu vực phường Đằng Giang), lấy tên là Phường Lê Chân.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Lê Chân: tại Ủy ban nhân dân quận Lê Chân hiện nay.

6. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường thuộc quận Lê Chân: toàn bộ phường An Dương và một phần phường An Biên (Phường Lam Sơn cũ và một phần phường Cát Dài cũ khu vực cầu quay), một phần phường Trần Nguyên Hãn (phần lớn phường Trần Nguyên Hãn cũ) và phần lớn phường Vĩnh Niệm (trừ phần diện tích phía Đông đường Võ Nguyên Giáp), lấy tên Phường An Biên.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường An Biên: trụ sở tại phường Vĩnh Niệm hiện nay.

7. Thành lập phường trên cơ sở nhập toàn bộ 05 phường thuộc quận Hải An: Cát Bi, Đằng Lâm, Thành Tô, Đằng Hải, Tràng Cát và 1 phần của phường Đông Hải 2 (tại khu vực phía Tây đường Mạc Thái Tổ) và 1 phần của phường Nam Hải (khu vực phía Tây mương An Kim Hải và một phần phía Nam đường Ngô Gia Tự giáp Tràng Cát), lấy tên Phường Hải An 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Hải An 1: tại Trung tâm Chính trị – Hành chính quận Hải An hiện nay (phường Đằng Hải).

8. Thành lập phường trên cơ sở nhập các phường thuộc quận Hải An: toàn bộ phường Đông Hải 1 và phần lớn diện tích tự nhiên, dân số của phường Đông Hải 2 (trừ đi 1 phần khu vực phía Tây đường Mạc Thái Tổ) và phần lớn diện tích tự nhiên, dân số của phường Nam Hải (trừ đi 1 phần khu vực phía Tây mương An Kim Hải và kênh và một phần phía Nam đường Ngô Gia Tự giáp Tràng Cát), lấy tên Phường Hải An 2.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Hải An 2: trụ sở phường Đông Hải 2 hiện nay.

9. Thành lập phường trên cơ sở nhập các phường thuộc quận Kiến An: phần lớn phường Đồng Hòa, phần lớn phường Bắc Sơn, phần lớn phường Trần Thành Ngọ, một phần phường Nam Sơn và một phần phường Văn Đẩu (lấy ranh giới dọc theo tuyến đường Phan Đăng Lưu và đường Trần Nhân Tông), lấy tên Phường Kiến An 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Kiến An 1: số 02 đường Cao Toàn, phường Trần Thành Ngọ hiện nay.

10. Thành lập phường trên cơ sở nhập các phường thuộc quận Kiến An: toàn bộ phường Bắc Hà, toàn bộ phường Ngọc Sơn, phần lớn phường Văn Đẩu, phần lớn phường Nam Sơn, một phần phường Đồng Hòa, một phần phường Bắc Sơn, một phần phường Trần Thành Ngọ và một phần diện tích của huyện An Lão (khu vực tổ dân phố Nam Hải và cống Trường Sơn thuộc thị trấn Trường Sơn), lấy tên Phường Kiến An 2.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Kiến An 2: trụ sở làm việc đặt tại số 618 đường Nguyễn Lương Bằng, phường Văn Đẩu.

11. Thành lập phường trên cơ sở nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 phường thuộc quận Đồ Sơn: Phường Bàng La, Phường Hợp Đức, Phường Minh Đức; tiếp nhận một phần diện tích và dân số phường Vạn Hương khu vực đường phía Tây về phía sông Họng (khu vực tổ dân phố số 5 và một phần tổ dân phố số 4); tiếp nhận một phần diện tích và dân số phường Ngọc Xuyên (khu vực đường phía Tây về phía sông Họng), lấy tên Phường Đồ Sơn 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Đồ Sơn 1: tại trụ sở phường Minh Đức hiện nay.

12. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích, dân số của 03 phường thuộc quận Đồ Sơn: Ngọc Xuyên, Hải Sơn và Vạn Hương; chuyển một phần diện tích và dân số của phường Vạn Hương khu vực đường phía Tây về phía sông Họng (Tổ dân phố số 5 và một phần tổ dân phố số 4) về phường Đồ Sơn 1; chuyển một phần diện tích và dân số phường Ngọc Xuyên (khu vực đường phía Tây về sông Họng) về phường Đồ Sơn 1; tiếp nhận 1 phần diện tích của phường Tân Thành, quận Dương Kinh tại khu vực khu công nghiệp Đồ Sơn, lấy tên Phường Đồ Sơn.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Đồ Sơn: tại trụ sở UBND quận Đồ Sơn hiện nay.  

13. Thành lập phường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 phường thuộc quận Dương Kinh: Đa Phúc, Hưng Đạo, Anh Dũng (gồm các tổ dân phố: Trà Khê 1, Trà Khê 2, Phấn Dũng, Phú Hải 1, Phú Hải 3 và Ninh Hải 1) và một phần của phường Hải Thành (gồm các tổ dân phố số 1A, 1B và 1C), lấy tên Phường Dương Kinh 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của Phường Dương Kinh 1: đặt tại Trung tâm hành chính quận Dương Kinh hiện nay.

14. Thành lập phường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 phường thuộc quận Dương Kinh: Hoà Nghĩa, Tân Thành (trừ khu vực khu công nghiệp Đồ Sơn thuộc Tổ dân phố Tân Tiến, phường Tân Thành quận Dương Kinh tại chuyển về quận Đồ Sơn hiện nay), phường Hải Thành (gồm các tổ dân phố số 2, số 3 và TDP Thuỷ Giang) và phần còn lại của phường Anh Dũng (gồm tổ dân phố Ninh Hải 2), lấy tên Phường Dương Kinh 2.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Dương Kinh 2: tại trụ sở phường Hải Thành hiện nay.

15. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường thuộc quận An Dương: phường Nam Sơn và phần lớn diện tích tự nhiên, quy mô dân số phường An Hải (trừ khu vực tổ dân phố Hòa nhất, phía Đông đường tỉnh 351, khu vực Cầu Đen); phần lớn diện tích tự nhiên, quy mô dân số phường Lê Lợi (trừ khu vực tổ dân phố Trạm Bạc, phía Tây Quốc lộ 10, khu vực KCN Sài Gòn – Hải Phòng); phần lớn diện tích tự nhiên, quy mô dân số phường Tân Tiến (trừ khu vực tổ dân phố 3 Do Nha, phía Tây Quốc lộ 10, khu vực KCN Sài Gòn – Hải Phòng và khu vực vườn hoa, một phần KCN Nhật Bản – Hải Phòng thuộc tổ dân phố 6 Do Nha, phía Bắc Quốc lộ 5); một phần tổ dân phố Nam Bình, phường An Hưng, quận Hồng Bàng (phía Nam Quốc lộ 5, giáp quận An Dương), lấy tên Phường An Dương 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường An Dương 1: tại Trung tâm Chính trị – Hành chính quận An Dương hiện nay.

16. Thành lập phường trên cơ sở nhập phần diện tích và dân số các phường thuộc quận An Dương: phường An Hải (khu vực tổ dân phố Hòa Nhất, phía Đông đường tỉnh 351, khu vực Cầu Đen) và các phường: Hồng Thái, Đồng Thái, An Đồng, lấy tên Phường An Dương 2.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường An Dương 2: tại phường Đồng Thái hiện nay.

17. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích và dân số các phường thuộc quận An Dương: một phần phường Tân Tiến (khu vực tổ dân phố 3 Do Nha, phía Tây Quốc lộ 10, KCN Sài Gòn – Hải Phòng), một phần phường Lê Thiện (trừ khu vực tổ dân phố Dụ Nghĩa 1, phía Bắc quốc lộ 5); 1 phần phường Đại Bản quận Hồng Bàng (khu vực tổ dân phố Tiên Nông, Phía Nam quốc lộ 5) và nguyên trạng phường An Hòa, Hồng Phong; lấy tên Phường An Dương 3.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường An Dương 3: tại phường Hồng Phong hiện nay.

18. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số các phường thuộc thành phố Thủy Nguyên: một phần của phường Hoa Động; một phần của phường An Lư; một phần của phường Thủy Hà và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường: Dương Quan, Thủy Đường; lấy tên Phường Thủy Nguyên 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Thủy Nguyên 1: trụ sở thành phố Thủy Nguyên hiện nay.

19. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số các phường thuộc thành phố Thủy Nguyên: một phần của phường Hoa Động; một phần của phường Lê Hồng Phong (xã Kiền Bái cũ) và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường: Thiên Hương, Hoàng Lâm; lấy tên Phường Thủy Nguyên 2.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của Thủy Nguyên 2: tại trụ sở phường Thiên Hương hiện nay.

20. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường thuộc thành phố Thủy Nguyên: một phần của phường An Lư; một phần của phường Thủy Hà và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hòa Bình; lấy tên Phường Thủy Nguyên 3.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của Thủy Nguyên 3: tại trụ sở phường An Lư hiện nay.

21. Thành lập phường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 phường thuộc thành phố Thủy Nguyên: Nam Triệu Giang, Lập Lễ, Tam Hưng; lấy tên Phường Thủy Nguyên 4.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của Thủy Nguyên 4: tại trụ sở phường Nam Triệu Giang hiện nay.

22. Thành lập phường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 phường, xã thuộc thành phố Thủy Nguyên: phường Minh Đức, Phạm Ngũ Lão và xã Bạch Đằng; lấy tên Phường Thủy Nguyên 5.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Thủy Nguyên 5: tại trụ sở phường Minh Đức hiện nay.

23. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường, xã thuộc thành phố Thủy Nguyên: một phần xã Liên Xuân (xã Liên Khê cũ); một phần của xã Quang Trung (một phần xã Chính Mỹ cũ); toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường: Lưu Kiếm, Trần Hưng Đạo; lấy tên Phường Thủy Nguyên 6.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Thủy Nguyên 6: tại trụ sở phường Lưu Kiếm hiện nay.

24. Thành lập phường trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã, phường thuộc thành phố Thủy Nguyên: một phần phường Lê Hồng Phong (xã Mỹ Đồng cũ); phần lớn của xã Quang Trung và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Quảng Thanh; lấy tên Phường Thủy Nguyên 7.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Thủy Nguyên 7: tại trụ sở phường Quảng Thanh hiện nay.

25. Thành lập xã trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã thuộc thành phố Thủy Nguyên: một phần của xã Liên Xuân (xã Lại Xuân cũ); toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Ninh Sơn; lấy tên Xã Thủy Nguyên 8.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Thủy Nguyên 8: tại trụ sở xã Ninh Sơn hiện nay.

26. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện An Lão: An Thái, An Thọ, Chiến Thắng; lấy tên Xã An Lão 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã An Lão 1: tại trụ sở xã An Thọ hiện nay.

27. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 02 xã thuộc huyện An Lão: Tân Viên, Mỹ Đức và một phần xã Thái Sơn (bao gồm các thôn: Đoàn Dũng, Phủ Niệm 1, Phủ Niệm 2, Phủ Niệm 3, Nguyệt Áng 1, Nguyệt Áng 2, Nguyệt Áng 3); lấy tên Xã An Lão 2.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã An Lão 2: tại trụ sở xã Mỹ Đức hiện nay.

28. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện An Lão: Quốc Tuấn, Quang Trung, Quang Hưng; lấy tên Xã An Lão 3.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã An Lão 3: tại trụ sở xã Quang Trung hiện nay.

29. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện An Lão: Bát Trang, Trường Thọ, Trường Thành; lấy tên Xã An Lão 4.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã An Lão 4: tại trụ sở xã Trường Thọ hiện nay.

30. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 05 xã, thị trấn thuộc huyện An Lão: Thị trấn An Lão, An Thắng, Tân Dân, An Tiến và thị trấn Trường Sơn (trừ một phần tổ dân phố An Tràng (Kiến An gọi là tổ dân phố Nam Hải) cắt về quận Kiến An), một phần xã Thái Sơn (bao gồm các thôn: Tam Sơn, Nhị Hải, Nhất Thượng, Tứ Trung); lấy tên Xã An Lão 5.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã An Lão 5: tại trụ sở thị trấn An Lão hiện nay.

31. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 04 xã, thị trấn thuộc huyện Kiến Thụy: Thị trấn Núi Đối, các xã Thanh Sơn, Thuận Thiên, Hữu Bằng và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Kiến Hưng (khu vực xã Thụy Hương cũ); lấy tên Xã Kiến Thụy 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Kiến Thụy 1: tại trụ sở huyện Kiến Thụy hiện nay.

32. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Kiến Thụy: Đại Đồng, Đông Phương và Minh Tân; lấy tên Xã Kiến Thụy 2

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Kiến Thụy 2: tại trụ sở xã Minh Tân hiện nay.

33. Thành lập xã trên cơ sở nhập phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 04 xã thuộc huyện Kiến Thụy: xã Đoàn Xá (trừ 1,16 km2 không có dân cư sinh sống khu vực đất bãi bồi ven sông từ đường 404 ranh giới xã Tân Trào lên đường đê đến đường bộ ven biển (cầu Văn Úc) và toàn bộ các xã: Tân Phong, Tú Sơn, Đại Hợp; lấy tên Xã Kiến Thụy 3.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Kiến Thụy 3: tại trụ sở xã Tú Sơn hiện nay.

34. Thành lập xã trên cơ sở nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số các xã thuộc huyện Kiến Thụy: một phần của xã Đoàn Xá (khu vực đất bãi bồi ven sông từ đường 404 ranh giới xã Tân Trào lên đường đê đến đường bộ ven biển (cầu Văn Úc); một phần của xã Kiến Hưng (khu vực xã Đại Hà, xã Ngũ Đoan cũ) và toàn bộ xã Tân Trào; lấy tên Xã Kiến Thụy 4.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Kiến Thụy 4: tại trụ sở xã Kiến Hưng hiện nay.

35. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Kiến Thụy: Ngũ Phúc, Kiến Quốc và Du Lễ; lấy tên Xã Kiến Thụy 5.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Kiến Thụy 5: tại Trụ sở xã Kiến Quốc hiện nay.

36. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Tiên Lãng: Đại Thắng, Tiên Cường, Tự Cường huyện Tiên Lãng; lấy tên Xã Tiên Lãng 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tiên Lãng 1: tại trụ sở xã Tiên Cường hiện nay.

37. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Tiên Lãng: Quyết Tiến, Tiên Thanh, Khởi Nghĩa và 01 thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng; lấy tên Xã Tiên Lãng 2.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tiên Lãng 2: tại Trụ sở huyện Tiên Lãng hiện nay.

38. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Tiên Lãng: Cấp Tiến, Kiến Thiết, Đoàn Lập và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Minh (tại khu vực xã Bạch Đằng cũ); lấy tên Xã Tiên Lãng 3.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tiên Lãng 3: tại trụ sở xã Cấp Tiến hiện nay.

39. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 02 xã thuộc huyện Tiên Lãng: Tiên Minh, Tiên Thắng và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân của xã Tân Minh (tại khu vực xã Quang Phục cũ và xã Toàn Thắng cũ), huyện Tiên Lãng; lấy tên Xã Tiên Lãng 4.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tiên Lãng 4: tại trụ sở xã Toàn Thắng cũ.

40. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 04 xã thuộc huyện Tiên Lãng: Bắc Hưng, Nam Hưng, Đông Hưng, Tây Hưng; lấy tên Xã Tiên Lãng 5.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tiên Lãng 5: tại trụ sở xã Nam Hưng hiện nay.

41. Thành lập xã trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 02 xã thuộc huyện Tiên Lãng: Hùng Thắng, Vinh Quang huyện Tiên Lãng; lấy tên Xã Tiên Lãng 6.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Tiên Lãng 6: tại trụ sở xã Hùng Thắng hiện nay.

42. Thành lập xã trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 04 xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Bảo: Thị trấn Vĩnh Bảo, xã Tân Hưng, xã Tân Liên, xã Vĩnh Hưng; lấy tên Xã Vĩnh Bảo 1.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vĩnh Bảo 1: tại trụ sở Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo hiện nay.

43. Thành lập xã trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Vĩnh Bảo: Trấn Dương, Hòa Bình, Lý Học; lấy tên Xã Vĩnh Bảo 2.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vĩnh Bảo 2: tại trụ sở xã Trấn Dương hiện nay.

44. Thành lập xã trên cở sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Vĩnh Bảo: Tam Cường, Cao Minh, Liên Am; lấy tên Xã Vĩnh Bảo 3.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vĩnh Bảo 3: tại trụ sở xã Tam Cường hiện nay.

45. Thành lập xã trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 02 xã thuộc huyện Vĩnh Bảo: Vĩnh Hải, Tiền Phong; lấy tên Xã Vĩnh Bảo 4.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vĩnh Bảo 4: tại trụ sở xã Vĩnh Hải (xã Thanh Lương cũ).

46. Thành lập xã trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 02 xã thuộc huyện Vĩnh Bảo: Vĩnh Hòa, Hùng Tiến; lấy tên Xã Vĩnh Bảo 5.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vĩnh Bảo 5: tại trụ sở xã Vĩnh Hòa hiện nay.

47. Thành lập xã trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 02 xã thuộc huyện Vĩnh Bảo: Thắng Thủy, Trung Lập, Việt Tiến; lấy tên Xã Vĩnh Bảo 6.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vĩnh Bảo 6: đặt tại trụ sở xã Trung Lập hiện nay.

48. Thành lập xã trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 03 xã thuộc huyện Vĩnh Bảo: Vĩnh An, Giang Biên, Dũng Tiến; lấy tên Xã Vĩnh Bảo 7.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vĩnh Bảo 7: tại trụ sở xã Vĩnh An hiện nay.

49. Thành lập Đặc khu Cát Hải trên cơ sở chuyển nguyên trạng huyện Cát Hải (gồm 10 xã và 02 thị trấn của huyện Cát Hải: thị trấn Cát Hải, thị trấn Cát Bà và các xã Đồng Bài, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải và Xuân Đám).

– Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: tại trụ sở huyện Cát Hải hiện nay.

50. Thành lập Đặc khu Bạch Long Vĩ trên cơ sở chuyển nguyên trạng huyện Bạch Long Vĩ.

– Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: tại trụ sở huyện Bạch Long Vĩ hiện nay.

II. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã trước khi sắp xếp

a) ĐVHC cấp huyện: 15 đơn vị (gồm 08 quận, 01 thành phố và 06 huyện).

b) ĐVHC cấp xã: 167 đơn vị (gồm 79 phường, 07 thị trấn và 81 xã).

2. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp

a) ĐVHC cấp huyện: Không

b) ĐVHC cấp xã: 50 đơn vị (24 phường, 24 xã và 02 đặc khu).

3. Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giảm do sắp xếp

a) ĐVHC cấp huyện: 15 đơn vị.

b) ĐVHC cấp xã: Giảm 117 đơn vị (giảm 70,05% số ĐVHC cấp xã hiện tại của thành phố), trong đó: tăng 02 đặc khu; giảm 55 phường, 07 thị trấn và 57 xã trên cơ sở thực hiện sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính của 167 ĐVHC cấp xã để thành lập 50 ĐVHC mới.

Sau sắp xếp có 50 đơn vị cơ sở mới (gồm cả 02 đặc khu) đảm bảo nguyên tắc sắp xếp theo quy định của Trung ương (39 đơn vị cơ sở đạt cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số; 11 đơn vị cơ sở được hình thành từ 03 ĐVHC cấp xã trở lên), cụ thể:

TTTên ĐVHC cấp huyệnSố lượng ĐVHC cấp xã trước sắp xếpSố đơn vị cơ sở sau sắp xếpGhi chú
 Cộng16750 
1Quận Hồng Bàng102 
2Quận Ngô Quyền82 
3Quận Lê Chân72 
4Quận Hải An82 
5Quận Kiến An72 
6Quận Đồ Sơn62 
7Quận Dương Kinh62 
8Quận An Dương103 
9Thành phố Thủy Nguyên218 
10Huyện An Lão175 
11Huyện Kiến Thụy165 
12Huyện Tiên Lãng196 
13Huyện Vĩnh Bảo207 
14Huyện Cát Hải121 
15Huyện Bạch Long Vĩ 1 

III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Quy định về chính quyền địa phương cấp xã sau sắp xếp ĐVHC

Theo quy định tại Công văn số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về việc định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC và tổ chức CQĐP 02 cấp; về tổ chức bộ máy, CBCCVC khi thực hiện sắp xếp:

1.1. Về cơ cấu tổ chức

– Chính quyền địa phương cấp xã gồm có HĐND và UBND.

– HĐND cấp xã thành lập 02 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế – Xã hội.

– UBND cấp xã thành lập tối đa 04 phòng và tương đương gồm:

(1) Văn phòng HĐND và UBND;

(2) Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường);

(3) Phòng Văn hóa – Xã hội;

(4) Trung tâm phục vụ hành chính công (xác định là tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã).

1.2. Về số lượng chức danh lãnh đạo

– Lãnh đạo HĐND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Chủ tịch (chức danh chuyên trách).

– Lãnh đạo UBND cấp xã gồm Chủ tịch (chức danh chuyên trách) và 02 Phó Chủ tịch (01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND và UBND; 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công).

– Các Ban của HĐND có Trưởng ban (chức danh kiêm nhiệm) và 01 Phó Trưởng ban (chức danh chuyên trách).

– Các phòng và tương đương của UBND có Trưởng phòng (chức danh chuyên trách hoặc do Phó Chủ tịch UBND kiêm nhiệm) và 01 cấp phó (chức danh chuyên trách).

Giao địa phương căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chủ động sắp xếp, bố trí sử dụng lãnh đạo kiêm nhiệm hoặc giảm cấp phó các phòng, ban chuyên môn để tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân của ĐVHC cấp xã mới.

1.3. Về biên chế

– Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở các Sở, ban, ngành thành phố về cấp xã.

– Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ; dự kiến biên chế bình quân của mỗi cấp xã khoảng 32 biên chế[1] (không bao gồm khối đảng, đoàn thể).

– Về biên chế viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập: Trên cơ sở phương án sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực tại cấp xã mới theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các địa phương có trách nhiệm bố trí chỉ tiêu biên chế viên chức hưởng lương ngân sách trong tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, thực hiện đẩy mạnh tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa bàn.

1.4. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố hiện nay

– Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay. Giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.

– Tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính. Trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có; sau khi hoàn thành sắp xếp ĐVHC các cấp, Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu và hướng dẫn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

1.5. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

– Đối với lĩnh vực giáo dục: Giữ nguyên các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non công lập và chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp xã quản lý. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện hiện nay sẽ chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.

– Đối với lĩnh vực y tế: Duy trì các trạm y tế xã, phường hiện có để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn. Căn cứ vào diện tích, quy mô dân số của ĐVHC cấp xã mới, UBND thành phố có thể tổ chức lại thành 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã để thực hiện nhiệm vụ về phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn. Đối với các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa nằm trên địa bàn UBND cấp huyện hiện nay sẽ giao Sở Y tế sắp xếp, tổ chức lại cho phù hợp để cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.

– Sắp xếp, tổ chức 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn (cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực văn hóa, thế thao, du lịch, thông tin, truyền thông, nông nghiệp, môi trường…).

– Sắp xếp lại, tổ chức 01 đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên (Ban quản lý dự án) thuộc UBND cấp xã để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển quỹ đất, giải phóng mặt bằng… trên địa bàn. Trường hợp cần thiết, có thể thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Ban quản lý dự án của UBND thành phố để cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.

2. Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp

2.1. Về sắp xếp tổ chức Đảng

a) Về tổ chức: Thực hiện theo quy định của Trung ương, thành phố.

b) Về số lượng cấp ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư cấp ủy; số lượng ủy viên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra cấp ủy mới thành lập: Thực hiện theo quy định của Trung ương, thành phố.

2.2. Về tổ chức cơ quan lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân): Thực hiện theo quy định của Trung ương, thành phố.

2.3. Về sắp xếp tổ chức chính quyền

Căn cứ Điều 10 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các ĐVHC năm 2025:

“1. Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

2. Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

3. Khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới sau sắp xếp được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp giữ nguyên tên gọi của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục tính theo khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính được giữ nguyên tên gọi;

b) Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp thay đổi tên gọi hoặc thay đổi loại đơn vị hành chính thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được tính lại từ đầu (khóa I) kể từ thời điểm thành lập”.

– Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

2.4. Về sắp xếp các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã, phường: Thực hiện theo quy định của Trung ương, thành phố.

3. Phương án và lộ trình sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC

3.1. Về tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh và vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới

– Tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã áp dụng như đối với tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng của cấp huyện hiện nay theo quy định hiện hành của Chính phủ.

– Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã áp dụng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm đối với công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của Chính phủ.

3.2. Định hướng sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới

– Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện nay, Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới theo phân cấp quản lý.

– Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới tiếp tục giữ phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ. Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới thì tạm thời chưa áp dụng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và sẽ thực hiện khi có quy định của Chính phủ về hệ số phụ cấp chức vụ của chức vụ lãnh đạo, quản lý đó.

4. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách sau sắp xếp ĐVHC

4.1. Định hướng của Trung ương về phương án sắp xếp và lộ trình giải quyết chính sách chế độ đối với đội ngũ CBCC cấp xã dôi dư

Về phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức: Thực hiện theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025 và định hướng Ban chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp tại Công văn số 003/CV-BCĐ ngày 15/4/2025, theo đó: Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ.

Thực hiện giảm theo lộ trình từng năm để đảm bảo số lượng công chức, viên chức đúng quy định của trung ương như sau:

– Giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi theo quy định.

– Thực hiện điều chuyển sang các vị trí phù hợp ở các đơn vị trên địa bàn thành phố còn thiếu (hoặc thay thế các vị trí phù hợp ở đơn vị có người nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định).

– Giải quyết chế độ theo chính sách hiện có của Trung ương và của thành phố đối với các trường hợp có nguyện vọng và đủ điều kiện (Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế; Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 ngày 15/3/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ; Nghị quyết số 07/2024/NQ-HĐND ngày 19/7/2024 của HĐND thành phố về chính sách hỗ trợ đối tượng tinh giản biên chế, đối tượng tự nguyện nghỉ công tác trước tuổi tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng…).

Đồng thời, nghiên cứu thực hiện các biện pháp hỗ trợ kết nối, tư vấn, giới thiệu việc làm cho cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã.

4.2. Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã:

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC cấp xã mới thì tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương hiện hưởng trong thời gian gian 6 tháng; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.

– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

– Trường hợp cán bộ, công chức ở cấp xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí đảm nhiệm vị trí việc làm ở cấp xã mới thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Chính phủ.

IV. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

– Không đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc của Đảng ủy – Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân tại các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp (trừ các công trình đã triển khai thực hiện).

– Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề xuất lựa chọn sử dụng trụ sở của 01 ĐVHC cấp xã ở trung tâm hoặc sử dụng trụ sở của ĐVHC cấp huyện làm trụ sở của ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp. Trụ sở phải ở khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông kết nối, tạo thuận lợi cho giao dịch hành chính của Nhân dân; đối với phương án nhập xã, thị trấn, cần ưu tiên lựa chọn Trung tâm là đô thị hoặc nơi đã được quy hoạch là đô thị. Trụ sở làm việc và cơ sở vật chất còn lại được sử dụng làm các công trình công cộng của ĐVHC cấp xã mới sau khi sắp xếp.

– Thực hiện bàn giao trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, tài sản, kinh phí ngân
sách, công nợ cho ĐVHC mới sau sắp xếp theo quy định.

Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của các địa phương và thực trạng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, tài sản công của các cơ quan đơn vị, dự kiến trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC có hiệu lực thi hành, thành phố phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại ĐVHC sau sắp xếp.

V. VỀ PHƯƠNG ÁN, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP (NẾU CÓ)

1. Thực hiện việc rà soát, lập hồ sơ xét công nhận ĐVHC cấp xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động ngay sau khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng có hiệu lực thi hành đối với ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn theo quy định.

2. Thực hiện chế độ, chính sách theo các Chương trình mục tiêu quốc gia đối với ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và các chính sách giảm nghèo vững theo Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31/5/2018 của Chính phủ, Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từng bước cải thiện, nâng cao điều kiện sống. 100% các đối tượng BTXH đủ điều kiện được đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ trợ cấp, trợ giúp theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ.

3. Về việc công nhận ĐVHC cấp xã sau sắp xếp đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu: Thực hiện việc đánh giá, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đối với các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp theo quy định.

VI. VIỆC CHUYỂN ĐỔI GIẤY TỜ, CON DẤU CHO CÁ NHÂN, TỔ CHỨC

1. Việc chuyển đổi giấy tờ cho cá nhân, tổ chức được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, theo đó:

– Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.

– Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Việc cấp, sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ở các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Chính phủ.

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Các sở, ngành thành phố

a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai các nội dung liên quan đến việc xây dựng Đề án. Kịp thời hướng dẫn việc thực hiện các công việc có liên quan thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực, tạo thuận lợi tối đa cho quá trình thực hiện.

b) Chủ động rà soát, đề xuất điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến ngành, lĩnh vực, phù hợp với việc điều chỉnh, sắp xếp các ĐVHC.

c) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xem xét, tham gia ý kiến đối với hồ sơ Đề án đảm bảo chất lượng, thời gian theo tiến độ quy định.

2. Sở Nội vụ

a) Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố tiếp nhận, tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan đến việc xây dựng Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan kịp thời hướng dẫn, giải đáp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các địa phương. 

b) Chủ trì hướng dẫn, rà soát, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp, phân loại đơn vị hành chính; hướng dẫn việc rà soát, điều chỉnh các chính sách thuộc lĩnh vực lao động – xã hội và chính sách đối với người có công tại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp.

c) Tham mưu hướng dẫn việc quản lý công tác văn thư, lưu trữ khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn thành phố.

d) Tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chỉ đạo, hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.

3. Giao Sở Xây dựng

Chủ trì, tham mưu, hướng dẫn (thuộc thẩm quyền) đối với các nội dung về quy hoạch đô thị, nông thôn và đánh giá chất lượng đô thị, phân loại đô thị của các đơn vị hành chính sau sắp xếp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;

4. Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường 

a) Tham mưu hướng dẫn việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới và các chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

b) Hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định.

5. Sở Tài chính 

a) Tham mưu, hướng dẫn thực hiện nguồn vốn đầu tư công và việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030; thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư; thay đổi thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh của các nhân, tổ chức.

b) Hướng dẫn công tác lập dự toán, định mức chi; quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí; việc miễn phí, lệ phí khi thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ có liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; xử lý trụ sở, tài sản làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

6. Sở Tư pháp

a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện rà soát, đề xuất xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành đang còn hiệu lực pháp luật khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; chủ trì tổng hợp kết quả rà soát của các cơ quan, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

b) Tham mưu hướng dẫn xử lý vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực hộ tịch khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí tập trung thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về việc sắp xếp các ĐVHC. 

b) Tham mưu hướng dẫn rà soát, điều chỉnh và xác định ĐVHC có di tích được công nhận, xếp hạng là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt sau sắp xếp ĐVHC.

8. Sở Y tế

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, tham mưu, hướng dẫn sắp xếp, tổ chức cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp ĐVHC cấp xã.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham mưu, hướng dẫn bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp.

10. Công an thành phố 

a) Chủ trì xây dựng phương án sắp xếp tổ chức công an tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.

b) Chỉ đạo giám sát phòng chống thất thoát, lãng phí; thất thoát hồ sơ, tài liệu trong quá trình xây dựng và thực hiện Đề án, nhất là trong quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng…

c) Tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động chống phá, tuyên truyền sai lệch về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính; đảm bảo an toàn tuyệt đối địa bàn, không để xảy ra các vấn đề phức tạp trước, trong và sau sắp xếp đơn vị hành chính.

11. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố

a) Cung cấp danh sách các ĐVHC có vị trí trọng yếu về quốc phòng. Hướng dẫn và thực hiện rà soát, xác định ĐVHC hình thành sau sắp xếp là đơn vị trọng điểm về quốc phòng.

b) Hướng dẫn về tổ chức lực lượng dân quân tự vệ sau sắp xếp ĐVHC.

12. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố

Rà soát, đề nghị công nhận đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới biển hình thành sau sắp xếp ĐVHC (nếu có) và phối hợp đề xuất phương án sắp xếp tổ chức quân đội, báo cáo Quân khu 3, Bộ Quốc phòng.

13. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố 

a) Phối hợp với Sở Nội vụ dự thảo các văn bản của Đảng ủy UBND thành phố báo cáo, xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thành ủy chỉ đạo liên quan đến việc triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

b) Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ, các sở, ngành có liên quan để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện sắp xếp ĐVHC.

14. Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủy Nguyên

a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trực thuộc tổ chức thông tin, tuyên truyền tới cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về chủ trương, phương án và các nội dung liên quan đến việc sắp xếp ĐVHC.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức lấy ý kiến cử tri; trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, cho chủ trương.

c) Thực hiện việc số hóa tài liệu của cấp huyện, cấp xã và các cơ quan tổ chức trực thuộc đảm bảo theo sự chỉ đạo của Trung ương, thành phố. Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã trước khi kết thúc hoạt động phải tiến hành thống kê, bàn giao tài liệu, cơ sở dữ liệu tài liệu hiện có; bố trí phòng/kho, trang thiết bị cần thiết để tập kết, bảo quản an toàn tài liệu thuộc thẩm quyền quản lý; bố trí lực lượng bảo vệ an toàn tài liệu cho đến khi tài liệu được bàn giao cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

15. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội thành phố

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm lan tỏa, tạo sự đồng thuận trong xã hội, các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

b) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn thành lập Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội ở những nơi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

I. Kết luận:

Trên cơ sở chủ trương của Bộ Chính trị, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã tích cực chỉ đạo triển khai công tác sắp xếp ĐVHC cấp xã. Theo đó, thành phố Hải Phòng sẽ thực hiện sắp xếp đối với 167 ĐVHC cấp xã còn 50 ĐVHC cấp xã mới.

Việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Hải Phòng đã đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn tại địa phương góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả của chính quyền cơ sở, tinh giản biên chế, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức để phục vụ Nhân dân tốt hơn. Bên cạnh đó, việc sắp xếp ĐVHC cấp xã tạo điều kiện tập trung được các nguồn lực về đất đai, dân số, mở rộng không gian để quy hoạch, tập trung đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản để phát triển.

2. Kiến nghị, đề xuất

Sắp xếp ĐVHC cấp xã là nhiệm vụ chính trị quan trọng, khối lượng công việc lớn, phức tạp; do đó, để đảm bảo thời gian triển khai thực hiện, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng kính đề nghị Bộ Nội vụ sớm thẩm định, trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp xã của thành phố Hải Phòng để Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo đảm bảo tiến độ theo quy định.

Trên đây là Tóm tắt Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của thành phố Hải Phòng năm 2025./.

 

[1] Dự kiến 32 biên chế của chính quyền địa phương cấp xã bố trí như sau: (1) HĐND cấp xã 03 biên chế gồm 01 PCT HĐND và 02 Phó Ban chuyên trách của HĐND (Chủ tịch HĐND và Trưởng ban của HĐND cấp xã là chức danh kiêm nhiệm);

(2) UBND cấp xã 03 biên chế gồm Chủ tịch và 02 PCT UBND (kiêm chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn, giúp việc của UBND);

(3) 04 Phòng và tương đương: (1) Lãnh đạo 06 biên chế (Trưởng phòng và 01 Phó phòng); (2) Mỗi đầu mối bố trí 05 biên chế.

Chính phủ sẽ căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên của các ĐVHC cấp xã sau sắp xếp và trên cơ sở đề xuất của địa phương để xây dựng tiêu chí bố trí biên chế cán bộ, công chức xã theo vị trí việc làm và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

 


 

Admin

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0