Di tích lịch sử văn hóa - Danh lam thắng cảnh
1.1 Đền Nghè
Đền Nghè cấu trúc kiểu cữ nhị, mỗi ngôi nhà có 3 gian. Ở câu đầu của nhà tiền tế ghi dựng vào năm Tự Đức thứ 28 (1876). Ngôi nhà thứ hai là hậu cung, mới sửa chữa, có bộ cánh cửa đẹp, bên trong có câu đối:
“Hải khẩu hiển hanh thanh, tiên điểu lai thời vân xuất tục
Hùng bàng têu thắng địa, kỳ ngưu đáo xứ kỷ thành văn.”
Tạm dịch:
“Miền cửa biển linh thiêngk, chim tiên rẽ mây xuống trần
Đất mạnh hùng cảnh đẹp, trâu lạ đến trở thành tục lệ.”
Ý câu dối muốn nói tới sự tích thần Điểm Tước bằng bài vị. Ngày nay, đền còn phối thờ “Lục vị tiên công” bằng 6 pho tượng gỗ sơn son thiếp vàng đặt trong hậu cung. Tương truyền đây là các vị đứng đầu 6 dòng họ có công khai phá Đồ Sơn. Nguyên các vị được phối thời ở đình Công, khi đình Công không còn, dân làng rước các vị về thờ chung với thần Điểm Tước. Sáu pho tượng gỗ hiện nay mới làm vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX.
1.2 Đền Bà Đế
Dựa lưng vào núi Độc, mặt quay ra biênt, đền Bà Đế vốn là một miếu nhỏ; mươi năm nay đã được làm to rộng hơn. Phía trước và bên phải đều có bãi cát hẹp và nhiều hòn đa tảng cắm chân sâu xuống biển tao cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường trong lành, hấp dẫn du khách, Đền thờ Bà Đế theo truyền thuiyeets dân gian Đồ Sơn (xin xem sự tích ở phần văn học giân gian). Nay đền thờ thêm Mẫu.
1.3 Đền Dáu
Dân quyen gọi là đền Dáu vì đảo Dáu chỉ có đền này, Ở cửa chính đền trơcs ghi 4 chữ Nam Hải thần vườb, mới sửa lại là Mam Hải Linh Từ. Rời tầu, đặt chân lên đảo Hòn Dáu, raex trái đi vào con đường nhỏ là tới ngay đền. Đây là ngôi đền nhỏ, thấp, có hai phần (tiền sảnh và nơi thờ), đền hướng ra biển. Khuôn viên đền có một cây to, tán lá che kín cả sân đền phía trái,
Đồ tế tự tuy không phong phú nhưng đủ làm cho đền khang trang, uy nghi. Trong đền, đáng lưu ý là hai hiện vật:
-Một bia đá nhỏ vỡ mất gần nửa phần dướu, song còn đọc được 3 chữ Hán là: Lão Hải Đại … có thể đoán là Lão Đảo đại vương. Ở trán bia còn vẽ một mặt nguyệt có đôi rồng chầu, đuôi rồng kéo dài tới thân bia. Nét vẽ sơ lược, theo đó có thể bia được làm trong thế kỷ XX, hoặc sớm hơn là vào thế kỷ XIX. Chữ Đảo ở đây thuộc bộ kỳ có nghĩa là cầu đảo, chứ không có nghĩa là hòn đảo như có sách đã viết. Thực ra chữ đảo là cầu cũng không có nghĩa.
-Một quả chuông dồng, cao khoảng 35cm, đường kính miệng chừng 17cm. Xung quanh quả chuông viết chữ Hán cho biết đây là quả chuông của chùa Phúc Thắng (Phúc Thắng Tự), cùng tên hiệu mấy vị công đức. Do một vài chữ không còn nguyên vẹn, chỉ đọc được 3 tên hiệu như Từ Nghị, Từ Mẫn và Từ Viên. Chuông có niên đại Kỷ Dậu, nghĩa là chuông được đúc vào năm 1909 hoặc sớm hơn là năm 1849. Như vậy quả chuông không phải của đền Dáu mà là của chùa Phúc Thắng chuyển tới. Chùa Phúc Thắng ở đâu hiện chưa rõ.
Ở đền Dáo, ngày giỗ Đức Ông ( 9 -2 âm lịch hàng năm ) thật long trọng và đông đúc. Các dòng họ trong vùng sắm lễ lớn để cúng Đức Ông. Buổi cúng thường tổ chức vào khoảng 11 giờ đêm, mọi người giờ ấy không ai ngủ, ngồi trước cửa đền chờ buổi lễ bắt đầu … Mấy năm gần đây, việc tổ chức phương tiện cho bà con ở đất liền ra Hòn Dáu lễ thuận tiện và đảm bảo an toàn.
1.4 Chùa Hang
Chùa Hang nằm trên địa bàn phường Vạn Sơn. Chùa là một hang đá xuyên sâu vào núi, dài khoảng trên 20m, chia làm hai bậc thềm ngoài và trong. Bậc thềm ngoài rộng, cao chừng 3m, bậc thầm trong cao hơn một chút. Lòng hang hình thang, phía trong còng cao chừng 1m, rộng chừng 1,3m … Theo những người cao tuổi, trên vách đá trước đây có các bài thơ vịnh chùa hang. Chùa có tượng Phật, bàn thờ, bát hương đều bằng đá nay đã mất. Mới xây thêm phía ngoài bằng gạch đề chữ quốc ngữ : “Động chùa Hang”.
1.5 Đền Mẫu
Đền Mẫu trước đây gọi là miếu Vừng. Tên gọi này xuất phát từ truyền thuyết: phía trước cửa đền xưa là một nhánh sông, có ba khúc gỗ từ biển trôi về, dân làng đơpcj báo mộng đã lập ngôi miếu để thờ cúng. Ba khúc gỗ dạt về sau mọc thành cây vừng hau lộc vừng trước cửa đền. Xóm dân cư vì thế mang tên xóm Vừng thuộc phường Vạn Sơn. Hiện nay có hai cây vừng, mỗi cây 7 gốc. Từ thân cây sinh ra một cgiaay như bánh pháo, nụ vàng, hoa đỏ. Ngôi đền hiện nay dựng năm Bảo Đại thứ tư (tức năm 1929), thấp, nhỏ. Sau làm thêm motoj gian nhà phía trong để thờ Mẫu Liễu Hạnh, một tín ngưỡng dân gian. Trước đây đền có pho tượng phật bằng đồng (tượng Adiđà) nặng tới 2 tạ, 80 cân. Năm 1990 đã cúng tiến cho chùa trên núi Tháp. Thay cho pho tượng đồng trên là pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm bằng thạch cao, thờ ở gian ngoài.
Năm 1995, đền được tu bổ.
1.6 Đình Ngọc – Suối Rồng
ĐÌnh Ngọc nằm dưới chân núi Rồng, gần suối Rồng, thuộc địa bản phường Ngọc Xuyên. Đình có từ bao giờ không rõ. Hiện nay, đây là một kiến trúc có quy mô vừa phải với 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung được tu bổ vào năm Bảo Đại thứ 4 (năm 1929). Tại đình có đôi câu đối giống như câu đối ở đền Nghè và cũng thờ thần Điểm Tước. Ngoài ra đình Ngọc còn thờ ông tổ họ Đinh là Chàng Ngọ thần vương và cả ông tổ họ Phạm và Cao San thần vương. Việc thờ các vị này gần đây mới đưa vào.
Suối Rồng các đình Ngọc chừng 100m về bên trái. Đây là mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra thành khe nước suốt năm tháng không cạn. Nước suối Rồng vừa phục vụ dân sinh, vừa tưới nước cho đồng ruộng.
Đình Ngọc – Suối Rồng tạo thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đồ Sơn. Tại đình Ngọc có đôi câu đối:
“Ngọc Linh bảo trì sơn hào kiệt
Long Tuyền phát dẫn hải lưu ba.”
Đại ý là: Núi Ngọc chở che anh hùng hào kiệt trên núi; Suối Rồng chảu ra hòa với sóng biển.
Gần suối Rồng, phía trên sườn nói phía bên phải còn có một ngôi đền nhỏ có tên gọi là Long Sơn (Long Sơn linh từ). Dân gian thường gọi là đền thờ cô Chín. Hiện tại, đền đang thờ ông Hoàng Bẩu, Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ phủ Công đồng, Cô Chín là thờ một số vị của hệ thống Tứ Phủ.
1.7 Đình Chài
Đình Chài được xây dựng vào năm Giáp Tý (1964) tại Vạn Bún. Năm 1934, khi Pháp xây dựng pháo đài ở khu vực này thì đình chuyển về Vạn Thốc (Vạn Thủ), thuộc địa bàn phường Vạn Hương. Trong đền thờ Vua Bà ở cửa Đại Càn, tức mẹ Tống Đế Bính và 4 thị nữ của Bà bị chết khi chạy loạn xuống vùng biển phía Nam.
Cửa Cờn là một cửa sông chảy qua làm Phương Cần, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Xưa kia là cảng vận tải từ Bắc vào Nam, từ đời Lê Thánh Tông có đền thờ bà Tống Hậu, còn gọi là đền Phương Cần. Ở nước ta, nhiều nơi gần cửa sông, cửa biển đều thờ bà Tống Thái Hậu. Tống Đế Bính là ông vua cuối cùng bị nhà Nguyên đánh bại. Mẹ Đế Bính cùng các thị nữ nhảy xuống biển được sóng đư trôi dạt vào cửa Cờn … Thấy thiêng nên dân địa phương thờ mong được che chở.
Có lẽ người dân Đồ Sơn đã thờ Nam Hải rồi nên không thờ Tống Hậu, chỉ có người làm nghề đánh cá ở nơi khác đến đây cư trú tạm thời mới nhờ Tống Hậu như từ Thanh Hóa, Nghệ Anh hoặc Thái Bình đi đánh cá ra đến Đồ Sơn nghỉ ngơi ít ngày rồi lại tiếp tục ra khơi … Tên đình Chài cũng xuất phát từ đó.
Ngoài ra, đình Chài còn có một đền (hoặc miếu) nữa do dân Vạn Thốc thờ ông tổ đánh cá của xóm mình. Theo các cụ cao tuổi, đây là vị giỏi về nghề đánh cá và đã bị chết ngoài biển cả, được phong là Nam Hải Thánh Sư, ngày giỗ vào 20 – 8 âm lịch hàng năm. Ở khu đền (miếu) này, người ta cũng thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ phủ Công đồng. Trước kia, còn thờ Ngũ vị tiên sư không rõ lý do và lai lịch (Lã Vọng, Điền Ngư, Thạch Bản, Thái Công, Nam Hải Linh Thông hiển ứng đào tiễn đại vương).
1.8 Chùa Bàng Động ( Vĩnh Khánh tự)
Chùa hiện thuộc địa bàn thông Đại Phong, vốn là đất làng Bàng Động , xã Bàng La , mới được trùng tạo năm 1993 theo quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng .Các tượng Phật đều mới làm , có lẽ chỉ có 3 pho Tam thế là cũ , không rõ có phải của chùa Vĩnh Khánh trước đây còn bảo quản được không .Hiện nay ở đầu sân phía trái chùa có 2 tấm bia đá :một tạo năm Diên Thành 7(1584) nói về việc sửa tiền đường , tô tượng ; một tạo năm Diên Thành 6(1583) ghi việc làm nhà oản , nhà hậu .Chùa Vĩnh Khánh ở làng Bàng Động đã có từ thời Mạc .Nhà tổ của chùa mới xây dựng năm 2000 , có 5 gian , gian giữa thờ tổ , còn các gian bên làm nơi tiếp khách và nơi sinh hoạt của vị hộ tự .
1.9 Di tích Móng tháp Tường Long
Tháp xây dựng trên ngọn núi Ngọc Sơn (hay núi Tháp , núi Rồng),ngọn núi đầu tiên thuộc địa bàn phường Ngọc Xuyên .Khu vực xây Tháp tương đối bằng phẳng , rộng ước tính 1000 mét vuông .
Theo Việt sử lược , tháp xây ở Đồ Sơn vào năm 1058.Năm 1059, được vua Lý Thánh Tông “ban cho tháp ở Đồ Sơn tên hiệu là tháp Tương Long”.Tháp có 9 tầng .Đại Nam nhất thống chí cho biết .Tháp Báu Đồ Sơn ở xã Đồ Sơn , huyện Nghi Dương cao trăm thước (khoảng 40 mét).Đại Nam nhất thống chí ghi :”Năm Gia Long thứ 3 (1804) , phá Tháp lấy gạch xây thành trấn Hải Dương”.
Các nhà khảo cổ học đã hai lần tổ chức khai quật Tháp Tường Long .Lần khai quật năm 1978 do Trịnh Cao Tưởng (Viện Khảo cổ )phụ trách .Hiện vật thu được :một vài hiện vật đá gồm cối cửa , một phần bệ sen có chạm rồng , một phần tượng adiđà, sau đó lại lấp đi. Lần khai quật năm 1998 do Trịnh Minh Hiên phụ trách , hiện vật thu được gồm : 1 viên gạch nhỏ nguyên vẹn 19cm x 12cm x 5cm .Một mảng phù điêu chạm nổi hai rồng chầu lá đề , bàn tay rồng nâng lá đề , có lỗ mộng đẻ đeo vào tường Tháp . Mục đích của đợt khai quật này là làm lộ toàn bộ nền móng tháp ra khỏi lòng đất để làm 1 bảo tàng ngoài trời cho khách thăm quan .Tiếp theo là lập dự án phục dựng tháp.
Sau khi khai quật phế tích tháp Tường Long , ta phát hiện di tích nền móng thấp : Tháp hình vuông , mỗi chiều 7,95m, hướng lệch Bắc Nam 30 độ , lòng tháo cũng hình vuông , mỗi cạnh 2,95m , tường xung quanh lòng tháo dày 2,50m.Lòng tháp hình lòng chảo , tường tháp uốn cong ở 4 góc .Các viên gạch ở góp xếp đều hướng vào tâm tháp .Việc tạo góc cong bằng cách đặt các viên gạch có một đầu hẹp và 1 đầu rộng
Móng tháp xây dạt cấp( làn khai quật năm 1978 phát hiện được 3 cấp , lần khai quật năm 1998 chỉ phát hiện được 2 cấp vì tháp bị phá hoại liên tục và nghiêm trọng) chồng lên nhau .Phần dật cấp mỗi cạnh vào là 25cm.Tháp được xây dựng bằng gạch .Đại đa số viên gạch xây tháp có kích thước 40cmx25cmx5cm và 37cm hoặc 38cmx23cmx5xm .Tất cả các viên gạch xây tháp (trừ trường hợp ngoại lệ ) đều khoét lõm một khung chữ nhật ở một mặt , trong khung có hai hàng chữ Hán in nổi :Lý gia đệ tam đế ,Long Thụy , Thái Bình , tứ niên tạo , nghĩa là viên gạch được làm vào triều Lý thứ 3 niên hiệu Long Thuy thái bình thứ tư , đời Lý Thánh Tông (1057) .Nền móng tháp còn được một lũy đất dày bảo vệ .
Tháp Tường Long là một di tích lịch sử văn hóa có giá trị .Tọa lạc trên ngọn núi đầu tiên của Đồ Sơn trên độ cao 91,7m so với mặt biển , tháp còn là một vị trí tiền tiêu , góp phần cảnh giới , bảo vệ miền biên hải đất nước .
1.10 Đền Vạn Ngang
Đền mới dựng trên 100 năm , do một người phụ nữ Việt đứng hưng công xây dựng để thờ Đức Thánh Trần cùng bộ tướng là các con trai , con rể , con gái Ngài .Sau ngày giải phóng , ở trước gian chính vẫn còn bức đại tự ghi 4 chữ Tràn triều hiển thánh .
Trong vài tài liệu xuất bản gàn đay có tác gỉ viết dền do 1 người phụ nữ Hoa kiều dựng thờ một phụ nữ chết trôi bị sóng đánh dạt vào dưới chân núi Vạn Ngang , hoặc thời một đôi tình nhân chết vì hôn nhân trắc trở .Gần đây , người ta lại thờ thêm Tam tòa thánh Mẫu và Hà tiên cô.
1.11 Di tích bến Nghiêng
Bến Nghiêng ở vùng núi bến tầu , thuộc địa bàn phường Vạn Hương .Thời Pháp tạm chiếm có xây một quân cảng nhỏ .Từ mặt nước trở lên trên bến có độ dốc thoai thoải khoảng 3 độ đến 5 độ để xe tăng đổ bộ .Vì thế dân gọi là bến Nghiêng .Teo quy định của Hiệp định Giơ ne vơ, tại đây ngày 15-5-1955, những tên lính Pháp cuối cùng lầm lũi xuống tầu rút khỏi miền Bắc .Đồ Sơn và Hải Phòng hoàn toàn giải phóng , miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng .
Bến Nghiêng hiện nay được đổ những tấm bê tông bền chắc .Đây là bến tàu du lịch đi hòn Dáu, đồng thời là cảng xuất phát của tầu du lịch đi Cát Bà , Vịnh Hạ Long , Móng Cái(Quảng Ninh).
Bến Nghiêng là di tích lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được dựng bia kỷ niệm.
1.12 Bến tầu không số(còn gọi là bến K15)
Bến nằm gần sườn dốc cạnh thung lũng Xanh , phía dưới khách sạn Vạn Hoa , nay là Casino Đồ Sơn .Dấu tích của bến xưa là những hàng cọc nhô lên khỏi mặt nước biển gần vụng Vạn Sét .
Năm 1959, thực hiện Nghị quyết 15- QT/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương (khóa II)về đường lối cách mạng miền Nam ,Bộ Chính trị đã quyết định mở tuyến đường chiến lược 559 trên dải Trường Sơn và tuyến đường chiến lược trên biển .Cả hai tuyến đường sau đó đều mang tên Hồ Chí Minh để chi viện sức người , sức của , vận chuyển vũ khí chi viện tiền tuyến lớn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .Trung đoàn 83 trực thuộc Bộ Quốc Phòng được giao nhiệm vụ xây dựng bến và đường xuống bến từ năm 1959.Đêm 10-4-1962, đoàn 759 (sau đổi phiên hiệu là 125)Hải quân nhân dân Việt Nam thực hiện chuyến đi trinh sát .Ngày 14-4-1962, đoàn 759 (sau đổi phiên hiệu là 125))Hải quân nhận dân Việt Nam thực hiện chuyến đi trinh sát .Ngày 14-4-1962, tầu cập vào địa phận tỉnh Cà Mau an toàn .Đêm 11-10-1962 , tầu Phương Đông I khởi hành gồm 13 thủy thủ đều là các chiến sĩ miền nam tập kết do Lê Văn Một làm thuyền trưởng , Bông Văn Dĩa làm chính trị viên ,Sau 6 ngày đêm lênh đênh trên biển , khôn khéo lản tránh hệ thống săn lung của địch , tầu cập bến Vàm Lũng , Cà Mau an toàn .Chủ tịch Hồ Chí Minh trên biển sau khi hoàn thành nhiệm vụ ngừng hoạt động .Việc vận chuyển vũ khí vào miền Nam được thực hiện ở những bến khác nhau , nhưng tại bến K15 là nơi xuất phát nhiều chuyến hơn cả :100/168 chuyến.
Nhân dân Đồ Sơn hết sức tự hào về chiến tích này với việc góp phần giữ gìn bí mật tuyệt đối về bến tàu .Đây là di tích lịch sử chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng , cần được tu tạo và sớm công nhận .